(BVPL) - Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động cùng chung tay bảo vệ bản quyền của Liên minh các chủ sở hữu Quyền. Từ tháng 10/2015, một nhóm các chủ sở hữu Quyền đã tập hợp lại với nhau để cùng chung tay thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ nội dung sở hữu và quyền lợi của mình, hướng đến mục tiêu xây dựng một môi trường kinh doanh nội dung số lành mạnh, đẩy lùi nạn vi phạm bản quyền.

 


Cũng theo số liệu của CASBAA thì 39% quảng cáo trên các trang web lậu ở Việt Nam là các sản phẩm quảng cáo hàng hoá và dịch vụ bất hợp pháp. Như vậy 61% doanh thu quảng cáo của các trang web lậu là từ các nhãn hàng chính hãng.


Với các nhãn hàng này, thị trường quảng cáo không lành mạnh cũng có ảnh hưởng lớn. Dù có thể mua được quảng cáo giá rẻ hơn so với các website chính thức, tuy nhiên quảng cáo trên các website có vi phạm bản quyền có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh của nhãn hàng, nhất là khi các sản phẩm chính hãng có tên tuổi phải xuất hiện cùng lúc cùng nơi với các quảng cáo về cờ bạc, quảng cáo đen, các sản phẩm không rõ nguồn gốc… Nếu như các nhãn hàng quan tâm hơn khi mua quảng cáo trên mạng qua các công ty quảng cáo và các Ad. Network, và từ đó yêu cầu các đơn vị này không đặt quảng cáo của mình vào website có nội dung lậu, điều này vừa có lợi cho nhà quảng cáo và quan trọng hơn nữa các website lậu có thể sẽ bị cắt 61% doanh thu, từ việc các nhà quảng cáo không cung cấp tiền cho những đơn vị vi phạm và đánh cắp bản quyền, để họ có khả năng phát triển mạnh hơn.

 

Thị trường trực tuyến hoàn toàn không mang lại doanh thu cho các nhà sản xuất Việt Nam, trong khi trên thế giới tỷ lệ doanh thu từ đây là khoảng 30-50% doanh thu của một bộ phim.


Trong thời đại mà việc tiêu dùng “sạch” luôn được cộng đồng đặt lên hàng đầu (nhất là với bối cảnh Việt Nam), chúng ta ai cũng canh cánh nỗi lo thực phẩm bẩn, môi trường sống bị ô nhiễm, và gần đây là mất an toàn trong việc bảo mật thông tin khi sử dụng các phương tiện công nghệ số với hàng loạt thông tin tài khoản bị đánh cắp, theo dõi do virus mạng tấn công. Hẳn nhiên người dùng cần phải có và sớm được cung ứng những dịch vụ giải trí chất lượng cao, ổn đinh, an toàn, không còn nỗi lo mã nguồn độc hại xâm nhập từ các trang web lậu và quảng cáo bẩn.


Ông Ngô Huy Toàn – Trưởng phòng Thanh tra Báo chí & Thông tin trên mạng – Bộ Thông tin Truyền thông cũng khẳng định, Bộ ghi nhận đóng góp của các công ty trong nỗ lực làm sạch môi trường giải trí và cam kết sẽ hỗ trợ tối đa các bên liên quan, trong hành trình này.


Những thành viên trong Liên minh các chủ sở hữu Quyền cũng chia sẻ hành trình khó khăn bước đầu trong nỗ lực làm sạch môi trường giải trí trên mạng cho người tiêu dùng, cho chủ sở hữu bản quyền, các nhà quảng cáo… và hy vọng các cơ quan ban ngành nhà nước, các chủ sở hữu, các cơ quan báo chí sẽ cùng hỗ trợ và chung tay xây dựng một môi trường giải trí trực tuyến sạch, giúp cho những món ăn tinh thần của người Việt được an toàn và bền vững hơn.

 

Thu Thủy

.