Với quyết tâm “dành hè phố cho người đi bộ", mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký văn bản về việc tăng cường kiểm tra, quản lý sử dụng hè phố, lòng đường.
Công văn của lãnh đạo Thành phố chỉ rõ, tình trạng lấn chiếm hè phố, lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện trái phép còn diễn ra phổ biến làm cản trở giao thông, nhất là đối với người đi bộ trên vỉa hè.
|
|
Người đi bộ phải xuống lòng đường do vỉa hè bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe tại ngã tư phố Lê Văn Thiêm - Ngụy Như Kon Tum thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. |
Để chấn chỉnh tình trạng vi phạm nói trên, lập lại trật tự, kỷ cương đô thị, lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm hè phố, lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán, để vật liệu xây dựng không đúng quy định; tháo dỡ mái che, mái vẩy, bục bệ làm cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị; kiểm tra, xử lý nghiêm các điểm trông giữ phương tiện trái phép, không đúng quy định, gây cản trở giao thông.
Rà soát, sắp xếp chỗ để xe đạp, xe máy trên hè phố của các hộ gia đình, cá nhân để không làm cản trở giao thông, dành diện tích hè phố cho người đi bộ; yêu cầu các chủ hộ kinh doanh, nhà hàng, doanh nghiệp trên địa bàn phải bố trí, sắp xếp khu vực dừng đỗ, trông giữ phương tiện đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng và cán bộ, công nhân viên, người lao động trong đơn vị, không lấn chiếm hè phố, lòng đường làm nơi đỗ xe, trông giữ phương tiện trái quy định.
|
|
Một người đi bộ trên vỉa hè đường Lê Văn Lương phải lách qua nhiều ô tô đậu kín trên vỉa hè. |
Lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng yêu cầu định kỳ ngày 5 hàng tháng, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Thành ủy, UBND Thành phố, trong đó nêu rõ các địa bàn còn nhiều vi phạm.
Đáng chú ý, lãnh đạo Thành phố giao Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội công khai thông tin các Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn để xảy ra nhiều vi phạm về trật tự hè phố, lòng đường trên địa bàn tại các cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội hàng tháng.
Ghi nhận của phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật cho thấy, trên nhiều tuyến phố của thành phố Hà Nội vẫn để xảy ra tình trạng vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh, đỗ xe chiếm vỉa hè của người đi bộ, gây mất mỹ quan đô thị, nhếch nhác bộ mặt đô thị.
|
|
Xe ô tô đỗ chật kín trên vỉa hè đường Lê Văn Lương. |
|
|
Một quán bia trên đường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) để bàn ghế kín vỉa hè. |
|
|
Vỉa hè gần Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy bị chiếm dụng làm nơi rửa, trông giữ xe ô tô. |
|
|
Đồ đạc, mai che, mái vảy chiếm hết vỉa hè tại khu đô thị Nam Cường, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm. |
|
|
Nơi công cộng trên phố Quan Nhân bị chiếm dụng làm bãi trông giữ xe. |
|
|
Có biển cấm đỗ nhưng nhiều xe ô tô đỗ tràn xuống hai bên lòng đường trên phố Quan Nhân. |
|
|
Một cửa hàng bán xe sang trên phố Mạc Thái Tông bày xe tràn lan lên vỉa hè, lòng đường. |
|
|
Dàn xe sang đậu kín trên vỉa hè phố Tú Mỡ. |
|
|
Một quán cafe để xe chiếm hết vỉa hè trên phố Lê Văn Thiêm. |
|
|
Nhiều đoạn vỉa hè trên phố Đỗ Quang bị xe máy chiếm dụng. |
|
|
Người đi bộ phải nhường vỉa hè cho xe ô tô đỗ trên vỉa hè phố Chùa Láng. |
|
|
Ngõ 850 đường Láng xe ô tô, xe máy giăng kín ngõ, lấn chiếm hết lòng đường. |
|
|
Nhiều hàng, quán gây nhếch nhác đô thị khu vực đường Hoàng Đạo Thúy. |
|
|
Hàng quán khu vực chung cư Nam Trung Yên trên đường Mạc Thái Tông gây mất mỹ quan đô thị. |
|
|
Mái che, lều bạt của các cửa hàng, quán nước giăng kín không gian, vỉa hè tại khu đô thị Nam Trung Yên. |
|
|
Phố Chùa Hà xe máy để ken đặc không còn vỉa hè cho người đi bộ. |