Mới đây, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký Quyết định về việc phê duyệt Đề án “Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Dương”.

Mô hình thí điểm được triển khai thí điểm tại TP Hà Nội, TP HCM, Quảng Ninh và Bình Dương.

Tại Bình Dương, sau khi đề án được phê duyệt, các ngành và các địa phương đang nỗ lực hoàn tất công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất và nhân sự để có thể ra mắt và đi vào hoạt động. Theo dự kiến, ngày 1-12 tới đây, Trung tâm Phục vụ hành chính công toàn tỉnh Bình Dương sẽ ra mắt.

Thu gọn bộ máy, nâng cao chất lượng phục vụ người dân

Theo đề án này, việc triển khai thực hiện sẽ được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ nay đến 31-12-2024), Bình Dương tập trung triển khai thành lập, ra mắt Trung tâm Phục vụ hành chính công (đặt tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương) và 9 Chi nhánh với tên gọi Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công (đặt tại 9 địa phương cấp huyện) và 91 Điểm Tiếp nhận (tại Bộ phận Một cửa của 91 xã, phường, thị trấn).

leftcenterrightdel
 Đề án sẽ nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân trong tiếp cận, thực hiện TTHC.

Bên cạnh đó, Bình Dương sẽ ban hành danh mục thủ tục hành chính (TTHC) phi biên giới hành chính. Trong giai đoạn này có 275 TTHC thực hiện phi địa giới hành chính.

Giai đoạn 2 (từ 1-1-2025 đến 30-6-2025), trong giai đoạn này sẽ kiện toàn nhân sự một cửa. Sát nhập 9 Điểm Tiếp nhận của các phường, thị trấn trung tâm vào 9 chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công và giữ nguyên 82 điểm tiếp nhận.

Trong giai đoạn này sẽ có 570 TTHC được thực hiện phi địa giới hành chính.

Giai đoạn 3 (từ 1-7-2025 đến hết năm 2025), giai đoạn này sẽ rà soát lựa chọn tích hợp một số điểm tiếp nhận các phường tại các thành phố, để phấn đấu thành lập chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công (chi nhánh mới). Phấn đấu thành lập thêm 10 chi nhánh mới, giảm 34 Điểm Tiếp nhận.

Trong giai đoạn này phấn đấu toàn tỉnh có 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, 19 Chi nhánh, 48 Điểm Tiếp nhận. Ở giai đoạn này sẽ có 1500 TTHC được thực hiện phi địa giới hành chính.

Trong các giai đoạn, các cơ quan chức năng liên quan sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất, nhân sự. Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động, chuẩn hóa, thống nhất các quy trình.

Cũng theo đề án này, sau khi triển khai đề án sẽ có tác động tích cực và mang lại hiệu quả về nhiều mặt. Cụ thể như, nâng cao hiệu quả trong cải cách TTHC. Góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, chuyển đổi số.

leftcenterrightdel
 Bình Dương đang nỗ lực triển khai đề án để nhanh chóng cho ra mắt Trung tâm Phục vụ hành chính công

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cán bộ, ý thức trách nhiệm, nhất là về kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân.

Đáng chú, việc giảm số lượng bộ phận một cửa sẽ giúp giảm số lượng nhân sự, tinh giảm bộ máy, tiết kiệm nguồn ngân sách nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Đặc biệt, đề án sẽ giúp người dân doanh nghiệp giải quyết TTHC ở bất cứ đâu, không phải chờ đợi lâu. Đề án lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ.

Người dân đồng lòng ủng hộ

Theo ông Trương Công Huy, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, xây dựng và tổ chức thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công, trực thuộc UBND tỉnh, vận hành trên cơ sở Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh kết nối với Cổng DVCQG, các Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các hệ thống nền tảng dùng chung.

Thông qua việc thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp để đánh giá, đề xuất việc nhân rộng mô hình và hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của các Bộ phận Một cửa hiện nay.

Bên cạnh đó, việc thực hiện mô hình này sẽ đổi mới cách thức tiếp nhận TTHC theo hướng chuyển từ phân chia bộ phận một cửa theo cấp, đơn vị hành chính sang mô hình theo khu vực, quản lý tập trung, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện tiếp nhận, trả kết quả đa ngành, đa lĩnh vực và không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

leftcenterrightdel
 Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp sẽ phục vụ người dân phi địa giới hành chính.

Từ đó, bảo đảm mỗi người dân đều có thể tiếp cận với các dịch vụ công được cung cấp trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc trong vòng bán kính không quá 5 km, phù hợp với nơi sinh sống, học tập, công tác. Nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân trong tiếp cận, thực hiện TTHC.

Thông tin thêm, ông Huy cho biết hiện nay Bình Dương đang tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ, nhân viên, kể cả nhân viên bưu điện để mọi người nắm rõ quy trình giải quyết TTHC. Từ đó, công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người dân được dễ dàng, nhanh chóng, đúng, đủ.

leftcenterrightdel
 Dự kiến đến hết cuối năm 2025 sẽ có 1500 TTHC được thực hiện phi địa giới hành chính.

“Đặc thù của Bình Dương là địa phương có lượng người dân nhập cư đông, nhiều người đi làm cả tuần không thể nghỉ để đi làm TTHC. Chính vì thế, khi đề án triển khai sẽ tập trung phục vụ tốt cho người dân với mục tiêu phi địa giới hành chính” - ông Huy nói và cho hay tỉnh sẽ triển khai giải quyết TTHC lưu động, cả vào ngày cuối tuần hoặc ban đêm để phục vụ người dân. “Khi đó, người dân ở bất cứ đâu, bất cứ giờ nào cũng có thể giải quyết được TTHC” - ông Huy nhấn mạnh.

Thuý Hà