leftcenterrightdel
 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tuân thủ "3 phải" trong phòng thủ dân sự

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo dành thời gian trao đổi trực tiếp với điểm cầu các xã, đặc khu tại các tỉnh, thành phố Nghệ An, Ninh Bình, Hải Phòng - là địa bàn trọng điểm bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Wipha) về tình hình bão lũ và công tác khắc phục hậu quả, nhất là việc đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông, phòng, chống dịch bệnh, cung cấp lương thực, thực phẩm, ổn định đời sống, sản xuất của người dân.

Ban Chỉ đạo đánh giá, năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, thiên tai, dịch bệnh, sự cố bất thường tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Toàn quốc xảy ra hơn 10 ngàn vụ tai nạn, sự cố, thiên tai; trong đó có 13 trận bão, 3 áp thấp nhiệt đới; 240 trận mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở; 278 trận dông lốc, mưa đá; 409 trận sạt lở và hạn hán, xâm nhập mặn; 472 trận động đất… Đặc biệt, bão số 3 (Yagi) năm 2024 là trận bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền.

Ban Chỉ đạo đã tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xử lý hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Trong đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác phòng thủ dân sự được bổ sung và hoàn thiện phù hợp với tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; hệ thống tổ chức chỉ huy, điều hành, lực lượng chuyên trách và kiêm nhiệm được kiện toàn, củng cố theo hướng chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực; công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện được quan tâm; công tác huấn luyện, diễn tập đi vào nền nếp; các đơn vị quân đội, công an, các bộ, ngành, địa phương phối hợp ngày càng chặt chẽ.

Nhờ đó, công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục tai nạn, sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, môi trường đã chuyển từ bị động sang chủ động, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Việt Nam tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar, khẳng định uy tín, tinh thần trách nhiệm, năng lực, truyền thống tốt đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

Năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, trước các sự cố, thiên tai, thảm họa, các bộ, ngành, địa phương đã điều động hơn 1 triệu lượt người, hơn 58 ngàn lượt phương tiện tham gia ứng phó; xử lý hơn 9 ngàn vụ, cứu được hơn 7 ngàn người và hơn 700 phương tiện.

Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp, thiên tai năm 2024 đã làm 519 người chết, mất tích, 2.212 người bị thương; thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 91.622 tỷ đồng. Thiên tai từ đầu năm 2025 đến ngày 7/7 làm 61 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế ước tính trên 544 tỷ đồng.

Nguyên nhân một phần do sự cố, thiên tai ngày càng phức tạp, bất thường, gây khó khăn cho công tác dự báo; nguồn lực tài chính, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế; địa hình phức tạp gây khó khăn khi triển khai thực hiện nhiệm vụ; công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa chưa sâu rộng, có thời điểm chưa kịp thời…

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, cường độ, tần suất và tác hại của thiên tai ngày càng nặng nề, vượt qua mọi kỷ lục. Tại Việt Nam, năm 2024 và 7 tháng đầu năm 2025 là một giai đoạn hết sức cam go. Toàn quốc đã xảy ra hơn 10.200 sự cố, thiên tai, làm 1.389 người chết, 398 người mất tích và thiệt hại vật chất vô cùng lớn. Tong đó, bão Yagi năm 2024, mạnh nhất trong 70 năm trên đất liền, cùng trận "đại hồng thủy" lịch sử sau đó đã tàn phá nặng nề 26 tỉnh thành phía Bắc; cướp đi sinh mạng của 345 đồng bào ta và gây thiệt hại kinh tế gần 85 nghìn tỷ đồng…

Thông qua thực tế như tình huống khẩn cấp tại đập thủy điện Thác Bà, đê Hoàng Long…, Thủ tướng Chính phủ đúc rút, trong hoạt động phòng thủ dân sự phải tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản – "3 phải": phòng ngừa phải từ sớm, từ xa, từ khi chưa xảy ra sự cố; ứng phó phải bình tĩnh, sáng suốt, kịp thời, phù hợp, an toàn và hiệu quả; khắc phục phải chung tay, cơ bản, toàn dân, toàn diện và toàn phần.

Thủ tướng cho biết, đối mặt với những diễn biến thiên tai ngày càng cực đoan, khốc liệt, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng đã triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai.

leftcenterrightdel
 Các thành viên Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia tham dự phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tuân thủ "3 phải" trong phòng thủ dân sự

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo dành thời gian trao đổi trực tiếp với điểm cầu các xã, đặc khu tại các tỉnh, thành phố Nghệ An, Ninh Bình, Hải Phòng - là địa bàn trọng điểm bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Wipha) về tình hình bão lũ và công tác khắc phục hậu quả, nhất là việc đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông, phòng, chống dịch bệnh, cung cấp lương thực, thực phẩm, ổn định đời sống, sản xuất của người dân.

Ban Chỉ đạo đánh giá, năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, thiên tai, dịch bệnh, sự cố bất thường tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Toàn quốc xảy ra hơn 10 ngàn vụ tai nạn, sự cố, thiên tai; trong đó có 13 trận bão, 3 áp thấp nhiệt đới; 240 trận mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở; 278 trận dông lốc, mưa đá; 409 trận sạt lở và hạn hán, xâm nhập mặn; 472 trận động đất… Đặc biệt, bão số 3 (Yagi) năm 2024 là trận bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền.

Ban Chỉ đạo đã tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xử lý hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Trong đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác phòng thủ dân sự được bổ sung và hoàn thiện phù hợp với tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; hệ thống tổ chức chỉ huy, điều hành, lực lượng chuyên trách và kiêm nhiệm được kiện toàn, củng cố theo hướng chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực; công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện được quan tâm; công tác huấn luyện, diễn tập đi vào nền nếp; các đơn vị quân đội, công an, các bộ, ngành, địa phương phối hợp ngày càng chặt chẽ.

Nhờ đó, công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục tai nạn, sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, môi trường đã chuyển từ bị động sang chủ động, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Việt Nam tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar, khẳng định uy tín, tinh thần trách nhiệm, năng lực, truyền thống tốt đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

Năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, trước các sự cố, thiên tai, thảm họa, các bộ, ngành, địa phương đã điều động hơn 1 triệu lượt người, hơn 58 ngàn lượt phương tiện tham gia ứng phó; xử lý hơn 9 ngàn vụ, cứu được hơn 7 ngàn người và hơn 700 phương tiện.

Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp, thiên tai năm 2024 đã làm 519 người chết, mất tích, 2.212 người bị thương; thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 91.622 tỷ đồng. Thiên tai từ đầu năm 2025 đến ngày 7/7 làm 61 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế ước tính trên 544 tỷ đồng.

Nguyên nhân một phần do sự cố, thiên tai ngày càng phức tạp, bất thường, gây khó khăn cho công tác dự báo; nguồn lực tài chính, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế; địa hình phức tạp gây khó khăn khi triển khai thực hiện nhiệm vụ; công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa chưa sâu rộng, có thời điểm chưa kịp thời…

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, cường độ, tần suất và tác hại của thiên tai ngày càng nặng nề, vượt qua mọi kỷ lục. Tại Việt Nam, năm 2024 và 7 tháng đầu năm 2025 là một giai đoạn hết sức cam go. Toàn quốc đã xảy ra hơn 10.200 sự cố, thiên tai, làm 1.389 người chết, 398 người mất tích và thiệt hại vật chất vô cùng lớn. Tong đó, bão Yagi năm 2024, mạnh nhất trong 70 năm trên đất liền, cùng trận "đại hồng thủy" lịch sử sau đó đã tàn phá nặng nề 26 tỉnh thành phía Bắc; cướp đi sinh mạng của 345 đồng bào ta và gây thiệt hại kinh tế gần 85 nghìn tỷ đồng…

Thông qua thực tế như tình huống khẩn cấp tại đập thủy điện Thác Bà, đê Hoàng Long…, Thủ tướng Chính phủ đúc rút, trong hoạt động phòng thủ dân sự phải tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản – "3 phải": phòng ngừa phải từ sớm, từ xa, từ khi chưa xảy ra sự cố; ứng phó phải bình tĩnh, sáng suốt, kịp thời, phù hợp, an toàn và hiệu quả; khắc phục phải chung tay, cơ bản, toàn dân, toàn diện và toàn phần.

Thủ tướng cho biết, đối mặt với những diễn biến thiên tai ngày càng cực đoan, khốc liệt, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng đã triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai.

leftcenterrightdel
 Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm công bố, thông tin về tình hình dịch bệnh, mức độ ảnh hưởng và biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp lập Quỹ Phòng thủ dân sự, cân đối, ngân sách bố trí cho các dự án đầu tư phát triển thuộc lĩnh vực phòng thủ dân sự. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan, đoan vị liên quan có giải pháp hiệu quả tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng thủ dân sự; các cơ quan thông tấn, báo chí, nòng cốt là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về phòng thủ dân sự, phối hợp xây dựng đề án về công tác này…

Yêu cầu, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải là một "tư lệnh trên chiến trường", chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhân dân về công tác phòng thủ dân sự, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, chính quyền xã, phường, thị trấn, đặc khu là “pháo đài”, là tuyến đầu quyết định thành bại. Do đó, cấp xã phải xây dựng lực lượng xung kích tại chỗ; lập phương án sơ tán "rõ đến từng nóc nhà”; truyền tin cảnh báo sớm nhất, dễ hiểu nhất để người dân chủ động, phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả; chủ động hậu cần tại chỗ; tổ chức tuần tra, canh gác và cưỡng chế khi cần thiết…

Lưu ý việc tăng cường phối hợp giữa các cấp, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự; nhấn mạnh, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân là mệnh lệnh cao nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, chỉ có sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thì chưa đủ, mà người dân phải làm chủ trong công tác phòng thủ dân sự; tin tưởng thời gian tới, bên cạnh bảo vệ tài sản tính mạng của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước, cả nước vận hành hiệu quả chính quyền địa phương 2 cấp, đạt mục tiêu tăng trưởng 8,3 – 8,5% trong năm nay và 2 con số trong những năm tiếp theo để cả nước bước vào kỷ nguyên mới giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.

Theo TTXVN