* Chiến thắng Điện Biên Phủ tiếp thêm động lực, sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Điện Biên

PV: Ông có thể đánh giá đôi nét về giá trị và ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với các dân tộc Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng?

Ông Lê Thành Đô: Chiến thắng Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Chiến thắng này góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.

leftcenterrightdel
 Ông Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa to lớn, là sự kết tinh của nhiều nhân tố, trong đó, quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, nhân dân 3 nước Đông Dương và sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế. Đây là chiến thắng vĩ đại của Nhân dân ta và cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức nói chung, đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói riêng.

Giá trị và ý nghĩa đó đã được đúc kết chỉ ra ở các cuộc Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”; Hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”...

Nhận thức sâu sắc được ý nghĩa và giá trị của Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự ủng hộ, giúp đỡ của các ban, bộ ngành Trung ương, các địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên tiếp tục phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đưa Điện Biên sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo đặc biệt khó khăn, trở thành tỉnh phát triển trung bình trong vùng trung du và miền núi phía Bắc; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm, đầu tư theo hướng đồng bộ, diện mạo đô thị, nông thôn có nhiều đổi mới; văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, là nguồn cổ vũ lớn lao cho nhân dân cả nước. Đặc biệt, đối với đồng bào các dân tộc Điện Biên, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đang tiếp thêm động lực, sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Điện Biên vững bước trên con đường xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

leftcenterrightdel
Phất cao lá cờ Chiến thắng trên nóc hầm tướng Đờ cát chiều 7/5/1954. Ảnh TL.

* Những thành tựu nổi bật trên mảnh đất lịch sử Anh hùng

PV: Kế thừa và phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và các dân tộc Điện Biên đã giành được những thành tựu nổi bật gì trong 70 năm qua, đặc biệt là trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIV từ đầu nhiệm kỳ đến nay?

Ông Lê Thành Đô: 70 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự ủng hộ, giúp đỡ của các ban, bộ ngành Trung ương, các địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên tiếp tục phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đưa Điện Biên sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo đặc biệt khó khăn, trở thành tỉnh phát triển trung bình trong vùng trung du và miền núi phía Bắc; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm, đầu tư theo hướng đồng bộ, diện mạo đô thị, nông thôn có nhiều đổi mới; văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 8 chủ trương, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; kịp thời triển khai thực hiện các nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh uỷ.

Đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực, với 10/18 nhóm chỉ tiêu chủ yếu cơ bản đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội, đặc biệt là chỉ tiêu về tăng trưởng GRDP (vượt 2,33 điểm % so với mục tiêu), thu ngân sách địa phương (vượt 22,4% mục tiêu), tổng sản lượng lương thực (vượt 2,68% mục tiêu), số lao động được tạo việc làm (vượt 10,25% so với mục tiêu), giảm tỷ lệ hộ nghèo (bình quân giảm 4,17%/năm, vượt 1,24% so với mục tiêu)...

Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2023 ước đạt 9,33%/năm, tăng cao so mục tiêu Nghị quyết. GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 48,6 triệu đồng/năm, tăng 1,46 lần so với năm 2020. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 15,6%, công nghiệp - xây dựng chiếm 22,25%, dịch vụ chiếm 57,7%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng dần qua các năm, năm 2023 đạt 1.640,421 tỷ đồng, tăng hơn 11 lần so với năm 2004.

leftcenterrightdel
 Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà các CCB tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh Việt Bắc.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới thu được nhiều kết quả quan trọng, việc khai thác các tiềm năng lợi thế về đất đai gắn với phát triển sản xuất bền vững cho người dân thông qua các mô hình liên kết sản xuất nhất là các mô hình trồng cây mắc ca bước đầu đã có kết quả tích cực, nông nghiệp, nông thôn phát triển khởi sắc. Tỉnh đã triển khai 13 dự án trồng cây mắc ca với quy mô gần 70.000ha, tổng diện tích mắc ca đã trồng trên địa bàn tỉnh đạt trên 7.200 ha. Duy trì khai thác diện tích cây cao su hiện có 5.016 ha, sản lượng 5.144 tấn; diện tích cây cà phê là 2.759 ha, sản lượng 4.393 tấn; diện tích cây chè là 613 ha, sản lượng 164 tấn.

Điện Biên đã hình thành 72 sản phẩm OCOP, trong đó có 5 sản phẩm OCOP, 67 sản phẩm OCOP đạt 3 sao. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện toàn diện, thực chất, có chiều sâu. Đến nay, toàn tỉnh có 4 xã nông thôn mới nâng cao  23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 28/115 cơ bản đạt nông thôn mới; 66 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 59 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư, làm thay đổi diện mại đô thị và nhiều vùng nông thôn. Đến nay, các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh đã được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân: 100% xã trên địa bàn tỉnh có đường ôtô đến trung tâm; 80 xã có đường xã đã trải nhựa, bê tông; 68 xã có đường thôn, bản được bêtông hóa. Đặc biệt, với việc Cảng Hàng không Điện Biên chính thức hoạt động trở lại sau khi hoàn thành việc nâng cấp các hạng mục, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại tàu bay hiện đại như A320, A321 hoạt động trở lại từ ngày 02/12/2023. Dự án Cao tốc Điện Biên -Sơn La giai đoạn 1 đang được khẩn trương nghiên cứu, đầu tư xây dựng, là điều kiện thuận lợi mở ra những cơ hội phát triển mới cho nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Về giáo dục, đào tạo: Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được quan tâm đầu tư, nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo các điều kiện để người dân học tập. Toàn tỉnh hiện có 484 cơ sở giáo dục, đào tạo, trong đó có 463 cơ sở mầm non và phổ thông; có 7.257 phòng học cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt trên 95%; 100% số xã đạt chuẩn phổ cập GDTH mức độ 3, GD THCS mức độ 2. Tỉnh Điện Biên đã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào tháng 12/2020. Công tác đào tạo nghề và tạo việc làm được quan tâm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 61,50%, tăng 4,4% so với năm 2020.

Tỉnh đã cực phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, rà soát, bổ sung trường Đại học Điện Biên Phủ vào Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập Trường Đại học theo quy định.

Hệ thống y tế cơ cở được quan tâm củng cố, kiện toàn; các chỉ số sức khỏe của người dân được cải thiện: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 21,17%; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế toàn tỉnh 56,3%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 96,2%. Tuổi thọ bình quân tăng từ 68,44 tuổi năm 2020 lên 70,06 tuổi năm 2023. Toàn tỉnh hiện có 818 bác sĩ; đạt 12,66 bác sĩ/1 vạn dân, tăng 0,39 bác sĩ/1 vạn dân so với năm 2020 (mục tiêu đến năm 2025 là 13 bác sĩ/1 vạn dân, dự ước đạt mục tiêu); đạt 32,1 giường bệnh quốc lập/vạn dân, tăng 0,6 giường bệnh so với năm 2020; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 96,2%. Kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, không để dịch bệnh lớn khác xảy ra trên địa bàn.

Du lịch phát triển khá, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, dự ước giai đoạn 2021 - 2023, đón 2.087.000 lượt khách du lịch (trong đó khoảng 13.500 lượt khách quốc tế); tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 3.546 tỷ đồng, trong đó năm 2023, tỉnh Điện Biên đón trên 1 triệu lượt khách, với doanh thu đạt trên 1.750 tỷ đồng.

An sinh xã hội được đảm bảo, công tác giảm nghèo được quan tâm chú trọng, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hiện nay đạt 4,32%/năm, xuống còn 25,68% vào cuối năm 2023. Đời sống của Nhân dân các dân tộc từng bước được cải thiện. Các thiết chế văn hóa - xã hội cơ sở tiếp tục được đầu tư, xây dựng, nâng cấp đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đời sống và sinh hoạt của Nhân dân. Đến nay, có 127/129 xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được các mùa trong năm; 129/129 xã, phường thị trấn có điện và trên 93% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

Quốc phòng - an ninh được đảm bảo, thực hiện tốt chiến lược quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân; giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia; mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng và tổ chức quốc tế. Khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định... đã tạo môi trường thuận lợi để Điện Biên phát triển kinh tế - xã hội.

leftcenterrightdel
 Một góc TP Điện Biên Phủ hôm nay.

PV: Việc vận dụng, phát huy ý chí, tinh thần và chiến thắng Điện Biên Phủ trong giai đoạn xây dựng và phát triển tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay như thế nào?

Ông Lê Thành Đô: Kế thừa kết quả đã đạt được trong thời gian qua, tỉnh Điện Biên tiếp tục vận dụng, phát huy ý chí, tinh thần và Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng, phát triển tỉnh Điện Biên với mục tiêu “phát triển đột phá, nhanh, bền vững, xoá đói giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, xứng tầm thương hiệu quốc tế lớn Điện Biên Phủ và văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc…” theo như gợi mở và nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh, đề từng bước cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và mục tiêu quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đặc biệt năm 2024, tỉnh Điện Biên phấn đấu tăng trưởng GRDP trên 10,5% và cơ bản hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, góp phần hoàn thành cao nhất các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra và tạo đà cho thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong các giai đoạn tiếp theo.

Đề đạt được mục tiêu đó tỉnh Điện Biên tiếp tục thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược; 9 nhóm nhiệm vụ phát triển kinh tế; 7 nhóm nhiệm vụ phát triển văn hóa xã hội; 03 nhóm nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, đối ngoại và các nhóm nhiệm vụ giải pháp bổ sung đã được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua tại sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; trong đó tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Về phát triển kinh tế - xã hội: Tiếp tục tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung nâng cao chất lượng nông lâm sản hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường mời gọi, thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước nghiên cứu đầu tư, phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh theo chuỗi khép kín từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ, đặc biệt là phát triển cây mắc ca, gạo, dược liệu, cây ăn quả trên địa bàn, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Xây dựng kế hoạch để triển khai cụ thể, chi tiết Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong tỉnh, tạo dựng các liên kết phát triển giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước; tận dụng các lợi thế về giao thương quốc tế thông qua các cửa khẩu quốc tế với các tỉnh Bắc Lào, Tây Nam Trung Quốc và các nước ASEAN. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các phân khu đô thị, quy hoạch nông thôn mới, đặc biệt là quy hoạch chung thành phố Điện Biên Phủ làm cơ sở để thu hút, mời gọi các nhà đầu tư đến với tỉnh. Tập trung huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực từ đất đai và các thành phần kinh tế để phát triển hệ thống đô thị đồng bộ, hiện dại, phấn đấu xây dựng thành phố Điện Biên Phủ đạt tiêu chí đô thị loại II, thị xã Mường Lay đạt tiêu chí đô thị loại IV và trung tâm thị trấn các huyện đạt tiêu chí đô thị loại V trở lên; tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn, nhất là các công trình hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, tạo động lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tăng cường thu hút đầu tư, thực hiện hiệu quả các quy hoạch, chương trình, dự án phát triển du lịch, phát triển mạnh mẽ các loại hình du lịch có thế mạnh, các sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo mang đạm bản sắc văn hóa truyền thống, hướng tới đưa Điện Biên trở thành một trong những trumng tâm du lịch lớn của cả nước.

Đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên các nguồn lực để thực hiện các dự án tọng điểm, các dự án có tính chất liên kết vùng tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng hoàn thiện các cơ chế, chính sách thông thoáng thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp; tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ số hóa để phát triển kinh tế số, chính quyền số, xã hội số.

Tiếp tục xây dựng và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc; xây dựng con người phát triển toàn diện, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng chính sách, người nghèo, dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng,... Thực hiện hiệu quả, thiết thực các vấn đề an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia, Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong công tác dân tộc, tôn giáo.

leftcenterrightdel
 Du khách tham quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh Văn Tâm.

Quốc phòng, an ninh và đối ngoại: Tăng cường củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, biên phòng toàn dân vững mạnh trong tình hình mới, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc; giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. Đẩy mạnh triển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng bền vững, nâng cao trình độ dân trí cho người dân gắn kết với đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy. Tăng cường quả lý dân cư, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng di cư tự do; giải quyết hiệu quả tà đạo; chú trọng công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Thực hiện đồng bộ, thống nhất chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, quy định của Nhà nước về công tác đối ngoại; thiết lập và tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, tiếp tục tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào; duy trì và mở rộng quan hệ với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

* VKSND tỉnh Điện Biên đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao

PV: Chủ tịch có thể đánh giá về tính hiệu quả của Quy chế phối hợp công tác giữa UBND tỉnh Điện Biên và VKSND tỉnh trong thời gian qua; mong muốn của ông trong thời gian tới?

Ông Lê Thành Đô: Xác định công tác phối hợp giữa UBND tỉnh và VKSND tỉnh là rất quan trọng trong công tác đảm bảo ANTT nói chung và xử lý các vụ án có liên quan nói riêng. Trong những năm qua UBND và VKSND tỉnh Điện Biên luôn chú trọng và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung của Quy chế phối hợp, định kỳ đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm kịp thời.

leftcenterrightdel
 Đại diện UBND tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan, đơn vị: Đảng đoàn HĐND tỉnh, UBND tỉnh, VKSND tỉnh, TAND tỉnh Điện Biên ký kết Chương trình phối hợp.

Hàng năm, tỉnh tổ chức Lễ ký Quy chế phối hợp công tác giữa UBND - VKSND tỉnh, tập trung vào những lĩnh vực: Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật; công tác cung cấp, trao đổi thông tin; phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật; giải quyết các vụ án hình sự; giải quyết các vụ việc dân sự, các vụ việc khác theo quy định của pháp luật; tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa các cấp trong trao đổi thông tin liên quan đến việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật và với UBND liên quan đến các vụ việc khiếu nại, tố cáo dưới hình thức bằng văn bản hoặc trao đổi trực tiếp, qua điện thoại..., luôn đảm bảo nguyên tắc theo Quy chế phối hợp và ngày càng hiệu quả.

Các nội dung đề xuất, kiến nghị của VKSND các cấp luôn được cấp uỷ, chính quyền các cấp chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời và có hiệu quả; thường xuyên trao đổi thông tin, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và tổ chức đánh giá kết quả thực hiện định kỳ theo quy định.

Bên cạnh đó, việc ký kết Quy chế phối hợp, tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, giúp cho UBND tỉnh và VKSND tỉnh thời gian qua đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật…giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Trong thời gian tới, nhất là trong năm 2024 và 2025, tại tỉnh diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng. Vì vậy, tôi mong muốn rằng VKSND và UBND tỉnh tiếp tục thực hiện tốt Quy chế phối hợp, tăng cường trao đổi thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi bên. Qua đó góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Hoa Oanh Vũ (thực hiện)