leftcenterrightdel
Lễ mít tinh cấp quốc gia 50 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968 - 2018) 

Tham dự lễ kỷ niệm có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên Uỷ viên bộ Chính trị, nguyên thường trực Ban bí thư Phạm Thế Duyệt; nguyên Uỷ viên Bộ chính trị, nguyên thường trực Ban bí thư - Đại tướng Lê Hồng Anh; Uỷ viên chấp hành TW Đảng, Chủ tịch Uỷ ban TW MTTQVN Trần Thanh Mẫn; Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư TW đảng, Trưởng ban Tuyên giáo TW Võ Văn Thưởng; Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ quốc phòng - Đại tướng Ngô Xuân Lịch; Bí thư Thành uỷ Hà Nội - Hoàng Trung Hải; Bí thư Thành uỷ TP.HCM – Nguyễn Thiện Nhân; Trưởng ban nội chính TW – Phan Đình Trạc; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia HCM – Nguyễn Xuân Thắng; Chánh văn phòng TW Đảng - Nguyễn Văn Nên...

Tới dự còn có các đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ chính trị, nguyên Bí thư TW Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Lãnh đạo các Ban, bộ, ngành, đoàn thể TW, Lãnh đạo TP.HCM, các đồng chí Uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ, thường trực Hội đồng nhân dân, thường trực Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đặc biệt, về dự lễ kỷ niệm còn có bà Lê Thị Huệ, lão thành cách mạng, phu nhân Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh các đồng chí lão thành cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các đồng chí nguyên thành uỷ viên, nguyên phân khu uỷ viên, khu trọng điểm tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968, các đồng chí và gia đình, các đại biểu nguyên thành viên Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời, cộng hoà Miền Nam, Việt Nam; các vị nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, chức sắc, tôn giáo, đại biểu các dân tộc tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968; các đồng chí Lãnh đạo chỉ huy các quân binh chủng, Lãnh đạo quân khu V, quân khu VII, quân khu IX và các đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng, các sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn tham gia trận đánh mậu thân 1968, các tướng lĩnh quân khu VII, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, cán bộ, chiến sỹ của Biệt động Sài Gòn, các đồng chí tham gia chiến dịch Mậu thân, đại diện các gia đình liệt sỹ, thương binh, gia đình có công với cách mạng tiêu biểu…

leftcenterrightdel
Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm 50 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân tại Dinh Đôc Lập (TP.HCM) 

Tới dự buổi lễ còn có đoàn Lãnh sự và bạn bè quốc tế...

leftcenterrightdel
 Bí thư Thành uỷ TP.HCM - Nguyễn Thiện Nhân trang trọng gợi nhắc lại toàn bộ quá trình, diễn tiến của cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968.

 Sau nghi thức chào cờ và giới thiệu đại biểu, trong phần diễn văn khai mạc, Bí thư Thành uỷ TP.HCM – Nguyễn Thiện Nhân đã trang trọng tổng quát toàn bộ quá trình cố gắng của quân và dân ta, ý chí kiên cường và bản lĩnh cách mạng, đoàn kết của một dân tộc anh hùng. Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cũng trang trọng tri ân sự đoàn kết, tinh thần hy sinh, quả cảm của những anh hùng đã anh dũng hy sinh, những gia đình đã có công với cách mạng đã không ngại khó khăn vất vả, hy sinh cả người và cống hiến cả tài sản để phục vụ cho cuộc chiến.

leftcenterrightdel
Đại tá Nguyễn Văn Tàu xin dành một phút lắng đọng tri ân những chiến sỹ đã anh dũng hy sinh trên khắp các chiến trường 

Phát biểu trong buổi lễ, Đại tá Nguyễn Văn Tàu, người đã trực tiếp tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 cho biết, ngày hôm nay đây, sau 50 năm đã trôi qua khi đứng trước một trong những trọng điểm ác liệt nhất của cuộc tổng tiến công, nhưng những cảm xúc của ông về chiến dịch và cuộc chiến năm ấy vẫn còn nguyên vẹn. Ông nghẹn ngào khi cho biết, nhìn thấy những lá cờ đỏ tung bay, ông như thấy lại những chiến sỹ đồng đội thân thương của mình đã vĩnh viễn nằm lại ở trên khắp các chiến trường, mặt trận, nằm lại các chiến trường lạnh giá, nằm lại ở cửa ngõ Sài Gòn… Rất nhiều các đồng chí trong số đó cho đến ngày hôm nay hài cốt cũng vẫn chưa được tìm thấy và quy tập về. Và những thời khắc như thế này, Đại tá Nguyễn Văn Tàu mong muốn tất cả chúng ta, những người con đất Việt hãy lắng động để dành những tình cảm trân quý nhất cho những người đã hy sinh, cho những chiến sỹ, đồng đội đã để lại một phần xương thịt của mình, cho những gia đình đã dốc lòng vì cách mạng.

Hoa Việt