leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao dự, chủ trì và phát biểu chỉ đạo phiên họp. 

Chiều 9/7, tại trụ sở VKSND tối cao (số 9 đường Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đã diễn ra phiên họp của Ban chỉ đạo xây dựng ứng dụng “trợ lý ảo” hỗ trợ Kiểm sát viên. Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao dự, chủ trì và phát biểu chỉ đạo phiên họp. Cùng dự phiên họp còn có các đồng chí Cục trưởng, Vụ trưởng các đơn vị nghiệp vụ của VKSND tối cao là các thành viên Ban chỉ đạo...

Phần mềm có nhiều tính năng ưu việt

Tại phiên họp, đồng chí Nguyễn Đức Hạnh – Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát (đơn vị được đề xuất là đầu mối của VKSND tối cao tiếp nhận, quản lý phần mềm – PV) đã báo cáo kết quả và đề xuất triển khai việc ứng dụng “trợ lý ảo” hỗ trợ Kiểm sát viên trong ngành KSND giai đoạn 1.

Theo đó, đã báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo và Tổ nhập dữ liệu ứng dụng “trợ lý ảo” để triển khai thực hiện Kế hoạch của VKSND tối cao.

leftcenterrightdel
  Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao dự, chủ trì và phát biểu chỉ đạo phiên họp. 

Cùng với đó, đã xác định rõ tính năng, tác dụng của ứng dụng “Trợ lý ảo” trong việc hỗ trợ Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ; về cơ bản đã đề ra xong “đầu bài” về mặt nghiệp vụ đòi hỏi giải pháp công nghệ, kỹ thuật đáp ứng; chỉ ra lộ trình và trách nhiệm của các chủ thể thực hiện.

Theo đó, ứng dụng “trợ lý ảo” có 6 tính năng, tác dụng cơ bản:

Thứ nhất, hình thành cơ sở dữ liệu về văn bản pháp luật nói chung, văn bản của các cơ quan tố tụng, của ngành KSND được cập nhật thường xuyên giúp các Kiểm sát viên tìm kiếm cơ bản và tìm kiếm nâng cao phục vụ công tác.

Thứ hai, hình thành cơ sở dữ liệu về các tình huống pháp lý mẫu đã được giải quyết từ nguồn cáo trạng, bản luận tội, kháng nghị, kiến nghị, án lệ, bản án, đã được xét xử và các thông báo rút kinh nghiệm giúp Kiểm sát viên đối chiếu, tham khảo khi gặp tình huống tương tự.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Đức Hạnh – Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát báo cáo kết quả và đề xuất triển khai việc ứng dụng “trợ lý ảo” hỗ trợ Kiểm sát viên trong ngành KSND giai đoạn 1.

Thứ ba, cung cấp các biểu mẫu tố tụng, cáo trạng, luận tội, kháng nghị mẫu hỗ trợ Kiểm sát viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Thứ tư, cung cấp các thông tin, cập nhật liên quan đến ngành KSND từ các mục của Cổng thông tin điện tử VKSND tối cao, Tạp chí điện tử Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật điện tử, các trang tin của VKSND địa phương.

Thứ năm, tích hợp các ứng dụng có khả năng hỗ trợ Kiểm sát viên trong thao tác nghiệp vụ như tự động soát xét chính tả văn bản, phần mềm mã hoá tài liệu, chuyển từ giọng nói sang văn bản và ngược lại, ứng dụng cho việc hỏi cung bị can, lấy lời khai…

Thứ sáu, xây dựng bộ công cụ hướng dẫn bằng tiếng Việt giúp Kiểm sát viên sơ đồ hóa vụ án, vụ việc và ứng dụng sơ đồ tư duy trong giải quyết công việc.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Tăng Ngọc Tuấn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, VKSND tối cao phát biểu tại phiên họp.
leftcenterrightdel
Đồng chí Nguyễn Văn Hà - Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, VKSND tối cao phát biểu tại phiên họp.

Đồng chí Nguyễn Đức Hạnh - Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát cho biết, việc xây dựng ứng dụng “trợ lý ảo” được triển khai theo hai giai đoạn với các nhiệm vụ cụ thể được xác định: Giai đoạn 1: Có 4 nhiệm vụ chính; Giai đoạn 2: Thực hiện nâng cấp giao diện, tính năng theo phiên bản 2.0, 3.0...

Về trách nhiệm của các chủ thể thực hiện: Tạp chí Kiểm sát có trách nhiệm dự thảo các quyết định, kế hoạch có liên quan; phối hợp đề xuất thành lập các Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo; lấy ý kiến các đơn vị có liên quan và trình lãnh đạo VKSND tối cao ban hành; làm đầu mối trong việc lấy ý kiến các đơn vị nghiệp vụ, VKSND các cấp trong việc đề ra các yêu cầu đòi hỏi ứng dụng “trợ lý ảo” phải đáp ứng về tính năng, tác dụng; là đầu mối duy trì, phát triển đối với cơ sở dữ liệu đã được hình thành trong quá trình vận hành ứng dụng “trợ lý ảo”.

Cùng với đó, Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (Cục 2, VKSND tối cao) có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đánh giá và tư vấn nghiệm thu về mặt kỹ thuật ứng dụng “trợ lý ảo” theo từng giai đoạn và nhiệm vụ cụ thể; Văn phòng VKSND tối cao có trách nhiệm thực hiện các hoạt động đấu thầu để xác định nhà thầu thi công ứng dụng “trợ lý ảo” và tổ chức nghiệm thu khi kết quả hoàn thành; Các đơn vị nghiệp vụ, VKSND các cấp có trách nhiệm cung cấp các yêu cầu về nội dung, tính năng, tác dụng đối với nhà thầu và thường xuyên nhập liệu theo yêu cầu khi ứng dụng “trợ lý ảo” được triển khai.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu tham dự phiên họp.

Bên cạnh đó, VKSND tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm phối hợp với Tạp chí Kiểm sát đề ra yêu cầu về nội dung, tính năng, tác dụng của ứng dụng đối với nhà thầu thi công xây dựng ứng dụng “trợ lý ảo”; tổ chức chạy thử nghiệm khi sản phẩm được hoàn thành; Đơn vị thực hiện việc tư vấn và các nhiệm vụ khác hỗ trợ VKSND tối cao xây dựng ứng dụng “trợ lý ảo”…

Cũng tại phiên họp, đồng chí Nguyễn Đức Hạnh - Tổng biên tập Tạp chí Kiểm sát đã đề xuất với Ban chỉ đạo các nội dung: Thẩm định, đánh giá sản phẩm đã hoàn thành để có cơ sở báo cáo đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao quyết định triển khai việc đăng ký tài khoản để khai thác “trợ lý ảo” trong toàn Ngành đối với phần mềm “trợ lý ảo” giai đoạn 1 đã xây dựng xong; Chỉ đạo các đơn vị thuộc VKSND tối cao, các đơn vị có liên quan giao nhận phần mềm và toàn bộ cơ sở dữ liệu liên quan đến “trợ lý ảo” giai đoạn 1 đang do VKSND tỉnh Quảng Ninh quản lý, vận hành về VKSND tối cao để quản lý, vận hành; Chỉ đạo Tạp chí Kiểm sát, Cục 2, VKSND tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị có liên quan phối hợp với đơn vị cung cấp tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp, bổ sung tính năng phần mềm “trợ lý ảo” giai đoạn 2.

Cần có hình thức khen thưởng kịp thời, phù hợp đối với VKSND tỉnh Quảng Ninh

Tại phiên họp, đồng chí Lương Phúc Sơn – Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Ninh đã trình bày, chia sẻ quá trình xây dựng và triển khai ứng dụng phần mềm; những nỗ lực, tâm huyết, cố gắng của tập thể lãnh đạo, cán bộ VKSND tỉnh Quảng Ninh đối với phần mềm ứng dụng “trợ lý ảo” hỗ trợ Kiểm sát viên do VKSND tỉnh Quảng Ninh xây dựng.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Lương Phúc Sơn – Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại phiên họp.

Cùng với đó, các đại biểu cũng được trực tiếp nghe và xem đồng chí Lưu Văn Hưng – Chánh Văn phòng VKSND tỉnh Quảng Ninh trình bày, giới thiệu và chạy thử phần mềm ứng dụng nêu trên.

Cũng tại phiên họp, các đồng chí Cục trưởng, Vụ trưởng các đơn vị nghiệp vụ của VKSND tối cao là thành viên Ban chỉ đạo đã phát biểu, bày tỏ sự thống nhất đánh giá cao sản phẩm “trợ lý ảo” giai đoạn 1 cũng như những công sức, nỗ lực, cố gắng của VKSND tỉnh Quảng Ninh; đồng thời đề nghị lãnh đạo VKSND tối cao cần có hình thức khen thưởng kịp thời, phù hợp đối với VKSND tỉnh Quảng Ninh…

leftcenterrightdel
 Đồng chí Lưu Văn Hưng – Chánh Văn phòng VKSND tỉnh Quảng Ninh trình bày, giới thiệu và chạy thử phần mềm ứng dụng tại phiên họp.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao ghi nhận, đánh giá cao phần mềm ứng dụng “trợ lý ảo” hỗ trợ Kiểm sát viên do VKSND tỉnh Quảng Ninh xây dựng có nhiều tính năng ưu việt, giảm tải được công sức tìm kiếm của người sử dụng…

Bên cạnh đó,  đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến cũng bày tỏ sự thống nhất đối với sản phẩm giai đoạn 1, đồng thời cho rằng, cần có Hội đồng thực hiện việc nghiệm thu, đánh giá một cách bài bản.

Bên cạnh đó, đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến cũng đề nghị, đến khi phần mềm chính thức được đưa vào ứng dụng, Tạp chí Kiểm sát cần phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn kĩ năng cho các cán bộ, Kiểm sát viên các đơn vị…

Trong giai đoạn 2, đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến cũng gợi mở nhiều cách làm cụ thể trong việc làm giàu dữ liệu cho ứng dụng; cách thức, quy trình thẩm định và thẩm quyền bổ sung tài liệu cho ứng dụng để phần mềm phát huy được hiệu quả cao nhất…

Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến cho rằng, với nhiều tính năng ưu việt (đã được trình bày tại phiên họp), có thể bắt đầu triển khai ứng dụng phần mềm được ngay và đồng thời, cần có hình thức khen thưởng kịp thời, phù hợp đối với VKSND tỉnh Quảng Ninh…

Vũ Cảnh