Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự: Quí I/2025, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tiếp tục được giữ vững, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, giảm tội phạm về trật tự an toàn xã hội, tham nhũng, chức vụ, gia tăng đối với nhóm tội phạm kinh tế, sở hữu trí tuệ và ma túy (Cơ quan điều tra khởi tố mới 476 vụ 718 bị can).
Trước tình hình đó, VKSND hai cấp đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng trong phòng ngừa, trấn áp tội phạm; tăng cường hoạt động công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, chủ động đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh, yêu cầu điều tra; tham gia kiểm sát đầy đủ, chặt chẽ các hoạt động điều tra.
|
|
Đồng chí Nguyễn Ngọc Phúc, Viện trưởng VKSND tỉnh Kiên Giang phát biểu chỉ đạo Hội nghị. |
Theo đó, Viện Kiểm sát hai cấp đã kiểm sát việc thụ lý, giải quyết đối với 888 tin (mới 459 tin, tăng 41 tin so với cùng kỳ năm 2024); kiểm sát điều tra 1.173 vụ 1.581 bị can (mới 476 vụ 718 bị can, giảm 8 vụ, 66 bị can so với cùng kỳ năm 2024); thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết trong giai đoạn truy tố đối với 481 vụ 857 bị can (mới 385 vụ 618 bị can, tăng 13 vụ giảm 96 bị can so với cùng kỳ năm 2024);
THQCT và KSXX sơ thẩm 539 vụ 1.165 bị can/bị cáo (mới 359 vụ 614 bị can, tăng 5 vụ 19 bị can so với cùng kỳ năm 2024); phúc thẩm 86 vụ 152 bị cáo (mới 76 vụ 136 bị cáo, giảm 5 vụ, tăng 20 bị cáo so với cùng kỳ năm 2024).
Công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp: VKS hai cấp đã kiểm sát tạm giữ 427 người, tạm giam 1.521 người, 3.955 bị án; trực tiếp kiểm sát 19 cuộc đối với Nhà tạm giữ, Trại Tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cùng cấp; 3 cuộc đối với UBND cấp xã. Qua kiểm sát phát hiện các dạng vi phạm, đã ban hành 13 kiến nghị yêu cầu các cơ quan khắc phục vi phạm, được chấp nhận 100%.
Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật Quí I/2024, tình hình tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính giảm so với cùng kỳ năm 2024. Hai cấp đã kiểm sát việc thụ lý mới đối với 3.140 vụ, việc (giảm 204 vụ, việc), tuy nhiên phát sinh nhiều vụ việc phức tạp, tập trung vào các tranh chấp về ly hôn, hợp đồng dân sự, đất đai, khiếu kiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất.
VKSND hai cấp đã kiểm sát việc thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với 8.604 vụ, việc (mới 3.289 vụ, việc); phúc thẩm đối với 167 vụ (mới 119 vụ). Quá trình kiểm sát, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong quá trình kiểm sát giải quyết các vụ việc, tăng cường thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị: đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu Tòa án xác minh thu thập chứng cứ để giải quyết đúng đắn, toàn diện vụ án.
Qua kiểm sát, đã ban hành 2 quyết định kháng nghị phúc thẩm đối với 02 bản án sơ thẩm; báo cáo VKSND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với 03 bản án có vi phạm nghiêm trọng; ban hành 13 kiến nghị yêu cầu Toà án cùng cấp khắc phục vi phạm; ban hành 05 kiến nghị yêu cầu các cơ quan hữu quan khắc phục phòng ngừa vi phạm. Các kiến nghị đều được chấp nhận.
Công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính đã kiểm sát 4.639 quyết định thi hành án (giảm 368 quyết định so với cùng kỳ năm 2024); trực tiếp kiểm sát cơ quan thi hành án dân sự 8 cuộc. Qua kiểm sát, đã ban hành 10 kiến nghị yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự khắc phục vi phạm, được chấp nhận.
Công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp: VKSND hai cấp thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, của ngành về công tác tiếp công dân, giải quyết, kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp. Tiếp công dân 73 lượt (tăng 05 lượt so với cùng kỳ năm 2024), trong đó lãnh đạo VKSND tiếp công dân 5 lượt. Tiếp nhận, phân loại, xử lý đối với 333 đơn (trong đó có 05/05 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của VKS, đã giải quyết đảm bảo đúng trình tự, thủ tục).
Công tác xây dựng ngành: Quán triệt thực hiện phương châm công tác của ngành:“Đoàn kết, trách nhiệm - kỷ cương, liêm chính - bản lĩnh, hiệu quả”, phương châm thi đua “Đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm, vượt khó, hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025”.
Năm 2025, trong đó xác định 6 khâu đột phá và đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện nhằm khắc phục hạn chế đã chỉ ra cho đến năm 2024; đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành các mặt công tác theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho cơ sở; quán triệt công chức và người lao động chấp hành nghiêm nội quy, quy định, quy chế nghiệp vụ của ngành, giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong mọi hoạt động.
Công tác phối hợp giữa Viện Kiểm sát với Cơ quan điều tra, Tòa án, Thi hành án tiếp tục được tăng cường, hiệu quả hơn. VKSND hai cấp chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng ký kết, sơ kết, tổng kết về kết quả thực hiện các quy chế phối hợp và phối hợp tốt trong giải quyết nghiêm minh nhiều vụ án hình sự, dân sự nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm.
Triển khai thực hiện công tác thi đua năm 2025 theo tinh thần chủ động, đổi mới về kết quả đánh giá và thực hiện tiêu chí thi đua. Tổng kết phong trào thi đua năm 2024, nhiều tập thể, cá nhân được Viện trưởng VKSND tối cao tặng bằng khen, Viện trưởng VKSND tỉnh tặng giấy khen, qua đó, kịp thời động viện, khuyến khích công chức và người lao động hăng hái thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Quý I/2025, hai cấp Kiểm sát tỉnh quán triệt thực hiện nghiêm, có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội và của Ngành; quyết liệt thực hiện, hoàn thành đạt, vượt các chỉ tiêu công các chỉ tiêu nghiệp vụ công tác theo yêu cầu Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội, Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao và Kế hoạch công tác của ngành đề ra, phục vụ tốt cho Hội nghị tổng kết công tác Kiểm sát năm 2024.