(BVPL) - Năm 2014 ngành Giao thông Vận tải (GTVT) đã chỉ đạo các DN kinh doanh vận tải thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, lấy hành khách là trung tâm để phục vụ… Nhờ thực hiện quyết liệt, triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện, lượng xe quá tải đã giảm nhiều, đặc biệt là xe chở hàng đường dài.
 
Kiểm định kỹ thuật an toàn xe khách tại Trung tâm Đăng kiểm 10-15V – Bộ giao thông vận tải
Kiểm định kỹ thuật an toàn xe khách tại Trung tâm Đăng kiểm 10-15V – Bộ giao thông vận tải
 
Phần lớn lái xe, chủ xe, chủ hàng, doanh nghiệp vận tải đã có ý thức chấp hành tốt hơn. Cụ thể, trong năm các trạm kiểm tra trọng tải xe (KTTTX) lưu động đã kiểm tra hơn 412.000 lượt xe và lập biên bản 59.401 trường hợp vi phạm (chiếm tỷ lệ 14,4%), buộc 23.005 xe phải hạ tải với hơn 120.000 tấn, xử phạt nộp kho bạc hơn 330 tỷ đồng...
 
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô-tô Việt Nam cho rằng, chủ trương siết chặt tải trọng là hoàn toàn đúng đắn, tạo thuận lợi cho các DN vận tải làm ăn chân chính và dần đẩy lùi được việc xe chở quá tải. Tuy nhiên, hiện tượng xe chở quá tải vẫn còn nhiều và có diễn biến phức tạp bởi còn có sự dung túng, bảo kê của các đối tượng côn đồ và cả một bộ phận cán bộ, công chức.
 
Nhằm kiểm soát việc chở hàng của xe ô tô, ngăn ngừa việc tạo điều kiện cho việc chở hàng vượt quá khối lượng, Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) đã chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm siết chặt công tác đăng kiểm, tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với xe cơ giới nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, lưu hành. Cục ĐKVN cũng đã báo cáo và đề xuất với Bộ GTVT để thực hiện bổ sung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đăng kiểm. Cụ thể như sau: 
 
Thông tư số 07 quy định về tải trọng của Bộ GTVT đối với khổ giới hạn của xe. Quá đó quy định kích thước xe nào không phải xin giấy phép lưu hành đặc biệt; quy định tải trọng trục của xe và trọng lượng toàn bộ của xe khi tham gia giao thông (TGGT).
 
Văn bản số 1211/ĐKVN-VAR về Kiểm soát trọng lượng bản thân xe tải khi kiểm định lần đầu và định kỳ. Nếu trọng lượng bản thân của xe so với thiết kế nếu quá quy chuẩn Việt Nam 12 thì những xe đó không được phép kiểm định. Cùng với đó là Văn bản số 1641/ĐKVN-VAR đã hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc trong kiểm định, trong đó quy định rất chặt đối với từng loại xe, nếu trọng lượng thực tế vượt quá tải trọng trong hồ sơ thiết kế là sẽ “gọt” thùng hàng, giảm thể tích chuyên chở hoặc buộc phải cải tạo lại để giảm tự trọng của xe.
 
Văn bản số 1612/CV-ĐKVN về xác định tải trọng chủ yếu của xe xơmi – zơ-móc, cho phép tải trọng toàn bộ của xe xơ-mi-zơ-móc khi TGGT và Văn bản số 3420/CV-ĐKVN quy định về tải trọng trên các trục của xe hay văn bản số 8359/BGTVT…
 
Theo ông Phạm Đức - Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 1501V cho biết: “Bên cạnh đó, Cục Đăng kiểm còn có nhiều biện pháp kiểm soát tải trọng như công khai kiểm tra các biểu trưng thông tin kẻ trên các cửa xe về khối lượng bản thân, khối lượng hàng cho phép TGGT, tên đơn vị chủ xe… để giúp các cơ quan chức năng kiểm soát trên đường. Cục Đăng kiểm có danh mục công khai mọi dữ liệu thông tin về phương tiện, số giấy chứng nhận và hạn kiểm định phương tiện TGGT trên trang Website của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Bất kỳ các tổ chức, các nhân nào chỉ cần “gõ” biển số xe và phần tra cứu trên Website của Cục ĐKVN thì trong vài giây mọi thông tin về thông số kỹ thuật của chiếc xe, tải trọng, thời hạn đăng ký, đăng kiểm sẽ có hết. Vì vậy, ngay từ khi xếp hàng hoá lên xe, các cảng biển chỉ “gõ” tra cứu vài giây là sẽ có thông tin để xếp hàng hoá đúng tải cho xe. Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông hay các Nhà báo cần “tét” nhanh một số xe đang lưu thông trên đường có chấp hành đúng quy định về tải trọng, kích thước cho phép của xe cũng rất đơn giản…”.
 
Có thể thấy Cục ĐKVN và các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, tàu thuỷ đã có nhiều biện pháp để siết chặt quản lý tải trọng của các phương tiện, song trên thực tế tuần tra kiểm soát các phương tiện cho thấy, để cố tình chở hàng hoá quá khổ, vượt trọng tải cho phép, nhiều chủ phương tiện đã cố tình kẻ biển các thông số kỹ thuật trên cánh cửa xe sai lệch đối với lúc đi kiểm định. Khi xếp hàng hoá lên phương tiện, các cảng biển, cảng sông cũng chủ quan tin tưởng vào “biểu trưng” trên cửa xe, nên xếp hàng quá tải cho xe… Vì vậy để siết chặt công tác quản lý tải trọng các phương tiện giao, từng bước đưa ý thức của chủ xe, lái xe và các cảng biển, chủ xếp dỡ vào lề nếp thì các cơ quan chức năng cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát, xử lý thật nặng đối với các trường hợp vi phạm, tái phạm.
 
Quang Chiến
Cách1:
Sẽ ra trang nhập biển số xe cần tra cứu. Gõ biển số xe theo hướng dẫn là có thể tra cứu các thông tin cần thiết.
Cách 2: 
Vào trang google tìm đường linh của CụcĐăng kiểm Việt nam như sau:
Trong ô tìm kiếm của trang google gõ: cuc dang kiem
Click chuột vào cuc dang kiem viet nam ra trang của Cục ĐKVN.
Click chuột vào mục tra cứu phương tiện ( theo mũi tên) sẽ ra trang nhập biển số cần tra cứu. Gõ biển số xe theo hướng dẫn là có thể tra cứu các thông tin cần thiết.