Theo đó, từ ngày 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức ô chứa từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) và có niên hạn sử dụng không quá 15 năm đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly trên 300km, không quá 20 năm đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300km trở xuống.

leftcenterrightdel
 Hành khách chờ lên xe ở bến xe Giáp Bát, Hà Nội (ảnh minh họa).

Xe tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có sức chứa từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) và có niên hạn sử dụng không quá 20 năm.

Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có sức chứa dưới 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm.

Đặc biệt, Nghị định nêu rõ: Không sử dụng xe ô tô chở người có thiết kế cải tạo với số chỗ ít hơn 8 chỗ từ xe ô tô lớn hơn 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi.

Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa trên 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) có niên hạn sử dụng không quá 15 năm đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300km, không quá 20 năm đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300km trở xuống.

Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm.

Với xe bốn bánh có gắn động cơ kinh doanh vận tải hành khách phải có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất).

Như vậy, so với quy định hiện hành, Nghị định 158/2024 đã bỏ quy định về niên hạn xe vận chuyển khách du lịch do loại hình này không còn quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Mặt khác, Nghị định 158/2024 cũng bổ sung niên hạn của xe hợp đồng dưới 8 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử, giống với quy định của xe taxi (không quá 12 năm).

MK