Trong thời gian qua, nhiều trường hợp phóng nhanh, vượt ẩu, gây tai nạn giao thông là do một bộ phận lái xe buýt chưa chấp hành luật giao thông... chính là nỗi lo an toàn giao thông cho người đi đường khi xe buýt được sánh ngang với mệnh danh của xe container với tên gọi “hung thần đường phố."

 


Nhiều người đặt câu hỏi, xe buýt không bị khoán thời gian quay vòng điểm đầu-cuối nhưng tại sao lái xe lại điều khiển xe với tốc độ rất nhanh, ông Triều quả quyết, Transerco chỉ khống chế thời gian không được về bến sớm, đường vắng về sớm bị lập biên bản.

Đây là ý thức tự giác, do lái xe tự thảo luận nhưng tần suất khoảng cách, thời gian cự ly phải đồng đều. Yếu tố cạnh tranh chất lượng là rút ngắn thời gian chạy xe nhưng không được lạng lách, đánh võng trên đường. Ở Hà Nội, xe buýt chạy không thể đúng giờ, cao điểm đông mật độ nên ảnh hưởng nhiều đến biểu đồ vận tải.

“Không có gì khổ hơn là lái xe buýt, cứ đi được một đoạn lại vào nhà chờ, rồi lại đi ra, rồi lại đi vào. Người nào nóng tính nhất thì hãy lái xe buýt, không điềm tĩnh cũng trở thành điềm tĩnh,” ông Triều bộc bạch.

“Mỗi vụ tai nạn giao thông nếu lỗi chủ quan của tài xế thì giấy phép lái xe bị tạm giữ nếu nghỉ sẽ không có thu nhập. An toàn không thành khẩu hiệu mà là nghĩa vụ của lái xe. Tất cả hướng dẫn, quy định của Transerco đều hướng đến an toàn. Thậm chí, Transerco có hẳn trung tâm đào tạo, xây dựng bộ giáo trình lái xe, nhân viên vận tải, một năm bình quân học không dưới 6 ngày đào tạo. Có cả các tiến sỹ tâm lý, chăm sóc khách hàng giảng dạy, bảo dưỡng sửa chữa phương tiện có trang thiết bị hiện đại, có máy đo khí thải tại xí nghiệp, thử phanh bằng máy đồng hồ…,” vị Phó Tổng giám đốc Transerco cho hay./.
 

Theo Vietnam+

.