Thừa nhận “có uống rượu và hành động quá trớn”

Cụ thể, theo nội dung của bài viết: “Điều tra việc Phó giám đốc Sở KH-ĐT Thái Nguyên bị tố hiếp dâm nữ nhân viên” đăng ngày 4/8 trên Báo

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên vào cuộc

Chiều 5/8, trao đổi với phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật, ông Hoàng Văn Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Thái Nguyên cho biết, liên quan đến việc ông Đ.D.A, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Thái Nguyên bị tố cáo, là có thật.

Ngay sau khi nghe báo cáo sự việc, Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên đã họp, thống nhất giao UBKT tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ để kịp thời xử lý theo đúng quy định về kỷ luật trong Đảng và pháp luật của Nhà nước.

UBKT Tỉnh ủy cũng đã yêu cầu đảng viên, chi bộ, Đảng ủy Sở KH-ĐT tiến hành giải trình, kiểm điểm. Nhận thấy có dấu hiệu vi phạm, UBKT Tỉnh ủy đã thành lập Đoàn kiểm tra do một đồng chí Phó Chủ nhiệm làm Trưởng đoàn, sẽ tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ theo đúng quy định của Điều lệ Đảng. UBKT tỉnh sẽ sớm đưa ra kết luận xử lý vụ việc đảm bảo khách quan, nghiêm minh, để trả lời báo chí và dư luận...

điện tử Bảo vệ pháp luật, vào khoảng 13h30’ ngày 3/8, một nữ nhân viên của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Thái Nguyên được cho là bị ông Đ.D.A. là Phó Giám đốc Sở nhắn tin sang phòng làm việc.

Khi nữ nhân viên này đến phòng, ông Đ.D.A. đã kéo cô vào phòng ngủ, khóa cửa phòng lại, sau đó ôm vật nữ nhân viên này ra giường mà không được sự đồng ý của nạn nhân.

Sau một hồi vật lộn, chống cự, nữ nhân viên này đã chạy thoát được ra ngoài thông báo cho các đồng nghiệp và lãnh đạo Sở biết sự việc.

Sự việc sau đó cũng đã được nữ nhân viên này trình báo đến các cơ chức năng TP. Thái Nguyên ngay trong chiều tối 3/8.

Được biết, khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng thu được 2 chiếc dây chun buộc tóc và nhiều sợi tóc dài... (nghi của nạn nhân).

Trả lời trên một tờ báo ngày 5/8/2021, vị Phó Giám đốc Sở này đã thừa nhận hành vi uống rượu của mình và có gọi nữ nhân viên này lên phòng nhờ gọt hoa quả, pha nước.

Trong quá trình đó, vị này thừa nhận giữa 2 người có xô đẩy nhau. “Trong lúc trêu đùa tôi đã có một số hành động quá trớn khiến bạn ấy hiểu nhầm” – Vị Phó Giám đốc Sở giãi bày.

“Đây chỉ là hiểu nhầm. Đúng là tôi có một số hành động không đúng mực, vi phạm quy tắc ứng xử tại cơ quan. Hiện nay, sau khi tôi giải thích rõ vụ việc, bạn nữ trên đã rút lại thông tin tố cáo. Hôm nay, tôi vẫn đến cơ quan làm việc bình thường. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên đã vào cuộc kiểm tra, tôi cũng đã nộp bản kiểm điểm và sẵn sàng nhận hình thức kỷ luật đối với hành động không đúng mực của mình” - ông Đ.D.A giãi bày với trên một tờ báo.

Luật sư nói gì?

Chia sẻ quan điểm về vụ việc nêu trên với PV Báo Bảo vệ pháp luật, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, cho biết: “Điều 5 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2020) nêu ra 13 hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó khoản 5 nghiêm cấm: “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập”.

leftcenterrightdel
 Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật.

Mới đây, ngày 23/6/2021, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký Quyết định số 758/QĐ-BNV ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ có hiệu lực thi hành ngay.

Theo đó, với mục đích nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ; đảm bảo tính chuyên nghiệp, liêm chính, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ. Là cơ sở để mỗi cá nhân cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tự điều chỉnh hành vi của mình nhằm đạt tới các giá trị văn hóa.

Tại Điều 5 Quyết định này nêu rõ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là phải đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu... Xây dựng môi trường làm việc của cơ quan, đơn vị năng động, chuyên nghiệp; giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công vụ trong tổ chức của mình…

Như vậy, với cương vị là lãnh đạo thì vị Phó Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Thái Nguyên phải có cách hành xử chuẩn mực đạo đức cũng như quy định của pháp luật. Không có cách ứng xử nào giữa cấp trên và cấp dưới lại xô đẩy nhau, túm tóc nhau trong phòng làm việc riêng. Nếu như những thông tin phản ánh trên báo chí liên quan đến vụ việc là đúng thì đây có thể là dấu hiệu của hành động tấn công tình dục hoặc hiếp dâm. Vì vậy, cần cơ quan điều tra vào cuộc để có thể xác minh, làm rõ được bản chất vụ việc.

Có  thể tiếp tục tiến hành tố tụng và kỷ luật về Đảng

 Mặc dù nữ nhân viên này sau khi tố cáo đã có hành động rút đơn. Tuy nhiên theo Luật sư Diệp Năng Bình cho biết, tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”.

Như vậy, đối với trường hợp này, các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng nếu như có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn do bị ép buộc, cưỡng bức. 

Luật sư Diệp Năng Bình cho biết, trong Quy định 102-QĐ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm, Điều 33 quy định về Vi phạm về đạo đức, nếp sống văn minh nêu rõ:

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
.....

c) Có hành vi quấy rối tình dục dưới mọi hình thức.

2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng… thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

3- Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

a) Là lãnh đạo, chỉ huy nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cán bộ, chiến sĩ, nhân viên dưới quyền.

Như vậy, đối chiếu với các quy định của Đảng nêu trên, ông Đ.D.A, Phó giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Thái Nguyên vẫn có thể sẽ phải đối diện với một trong các hình thức xử lý: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức hoặc khai trừ Đảng nếu như các cơ quan chức năng có đủ căn cứ để làm rõ nội dung có hay không việc ông này đã thực hiện các hành vi vi phạm những điều mà Đảng viên không được làm.

Báo Bảo vệ pháp luật sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Nhóm PV