Trên thực tế đã có khá nhiều cơ sở tại các tỉnh Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đồng Tháp, Hà Nội… bị lập biên bản vì mua bán, tái chế dầu nhớt thải trái phép.

 

 

Xã An Khánh (H.Hoài Đức, Hà Nội) với dân số hơn 2 vạn, từ lâu được coi là địa điểm thu mua, tái chế nhớt thải lớn nhất miền Bắc. Khắp đường làng, ngõ xóm, tới đâu cũng bắt gặp những phuy nhớt đợi các đầu nậu mang xe ô tô tải tới chở đi đóng bao bì tiêu thụ. Theo ghi nhận của PV, xã An Khánh có không dưới 10 lò với công suất mỗi lò cả nghìn lít mỗi ngày. Ngoài ra còn nhiều điểm thu gom, tái chế nhớt nhỏ lẻ khác.

 

Khác với lò ở khu vực xã Vân Côn, ở An Khánh các chủ lò đốt nhớt thải bằng than đá, dùng bột cao lanh loại 500 đồng/kg để lôi kéo các hạt kim loại, bụi bẩn lơ lửng có trong nhớt lắng xuống đáy và dùng chất xúc tác thải của nhà máy lọc dầu để tái chế nhớt… Tất cả các công đoạn đều diễn ra thủ công.

 

Sau khi được đun nấu, chưng cất, thậm chí không cần chưng cất, loại dầu nhớt này đổ ra nhìn cũng chẳng khác gì nhớt sạch của các thương hiệu lớn, được bán đổ buôn với giá 36.000 đồng/lít. Tính ra, đầu tư vốn 1,8 triệu đồng để thu gom 1 phuy nhớt 200 lít, tái chế xong các lò bán buôn 7,2 triệu đồng/phuy, trừ hết các chi phí mỗi phuy cũng có lãi 3,6 triệu đồng. Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, loại nhớt tái chế này chủ yếu được đem phân phối tại các huyện ngoại thành và các tỉnh vùng xa.

 

Còn vào ngày 13/8/2013, Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an H.Trảng Bom kiểm tra đột xuất cơ sở tái chế dầu công nghiệp do ông Nhơn làm chủ (ở xã Bắc Sơn, H.Trảng Bom), phát hiện nhân viên của cơ sở đang nấu dầu nhớt thải thành dầu thành phẩm nhưng không có giấy phép kinh doanh, không có hệ thống xử lý chất thải, khí thải...

 

Bên trong cơ sở có 70 thùng phuy (loại 200 lít/thùng) chứa nhớt phế thải, 15 thùng nhựa chứa dầu diesel thành phẩm, tổng cộng khoảng 20.000 lít dầu các loại. Ông Nhơn khai nhận đã mua dầu, nhớt thải công nghiệp, dầu cặn với giá từ 1.000 - 3.000 đồng/lít rồi tái chế để bán về H.Bình Chánh (TP.HCM) với giá 14.000 đồng/lít.

 

Cũng tại Hải Phòng, theo nguồn tin của Cảnh sát môi trường, người dân quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng phản ánh cơ sở tái chế dầu phế thải của ông Vũ Anh Dương (HKTT tại phường Thượng Lý), trên địa bàn tổ dân phố An Trì I, phường Hùng Vương, Hồng Bàng đang trữ tới 20 phuy loại 200 lít và 4 téc có thể tích 15m3 dầu phế thải. Khi Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng tiến hành kiểm tra, ông Dương không xuất trình được giấy phép kinh doanh loại mặt hàng này, không có cam kết bảo vệ môi trường, không có báo cáo tác động môi trường.

 

Theo VietQ

.