Hiện trường đám cháy được niêm phong trong 6 tiếng đồng hồ, trong thời gian này, bà Tuyết lên tục gào khóc, có lúc ngất xỉu. Mỗi lần tỉnh lại, bà Tuyết đều nói: “Con tôi ở trong nhà”.
 
Trong một thời gian ngắn liên tiếp xảy ra các vụ cháy gây chết người, mới đây nhất là vụ nữ sinh chết cháy tại khu nhà tạm ở Liễu Giai. Trong khi nữ sinh mắc kẹt ở trong đám cháy thì lực lượng PCCC vẫn một mực khẳng định rằng: “Đã tìm kĩ rồi, không có gì cả”.
 
Như tin tức đã đưa, khoảng 9h ngày 2/1, tại khu nhà tạm dọc bờ mương phía sau khách sạn La Thành, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội xảy ra một vụ cháy. Ngọn lửa xuất phát từ xưởng sắt nằm dưới tầng 1, sau đó lan ra các nhà. Xung quanh có nhiều vật liệu dễ cháy nên chỉ trong 5 phút, ngọn lửa lan rất nhanh. Nhiều người dân phát hiện đã nhanh chóng lao vào dập lửa nhưng không thành. Vào thời điểm xảy ra cháy, trong khu nhà tạm này vẫn có một số người thuê trọ ở bên trong.

 

Căn nhà rộng chưa đầy 30m2 mà lực lượng phòng cháy không phát hiện ra nữ sinh Huế bị kẹt bên trong?
Căn nhà rộng chưa đầy 30m2 mà lực lượng phòng cháy không phát hiện ra nữ sinh Huế bị kẹt bên trong?
 
Vào thời điểm xảy ra vụ cháy, nữ sinh Trần Thị Huế (Hà Nam) đang ngủ trong phòng trọ cùng một người phụ nữ tên là Vui. Khi xảy ra hoản hoạn, cả hai tỉnh dậy và phát hiện nhà mình đang cháy nên hoảng hốt tìm phương án thoát ra ngoài. Sau khi nhận được tin báo, Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội đã điều động hàng chục lượt xe cứu hỏa đến hiện trường để dập lửa.
 
Sau một hồi không thấy Huế ra, người thân liền lao đi tìm kiếm khắp nơi. Lúc này, bà Nguyễn Thị Tuyết (51 tuổi, quê ở tỉnh Hà Nam), mẹ của nạn nhân cho rằng con gái mình vẫn bị kẹt trong đám cháy nhưng các chiến sĩ cảnh sát PCCC quả quyết rằng, họ đã tìm kiếm khắp hiện trường nhưng không thấy ai cả và rút quân về. Tuy nhiên, khi đám cháy được dập tắt, người ta phát hiện nữ sinh này chết thảm tại vị trí cách cửa ra vào chưa đầy 1,5 mét.
 
Sau đó, hiện trường vụ hỏa hoạn được Công an phường Liễu Giai chăng dây bảo vệ để chờ cơ quan chức năng có thẩm quyền đến khám nghiệm.
 
Hiện trường đám cháy được niêm phong trong 6 tiếng đồng hồ, trong thời gian này, bà Tuyết lên tục gào khóc, có lúc ngất xỉu. Mỗi lần tỉnh lại, bà Tuyết đều nói: “Con tôi ở trong nhà”.
 
Bà cho biết, đã cố gắng chạy tới gian nhà cháy đen nhưng bị ngăn cản và liên tục nhận được câu trả lời: “Tìm rất kỹ rồi nhưng không thấy gì”.
 
Điều đáng nói là khu nhà tạm này rộng chưa đầy 30 mét vuông, xác nạn nhân nằm cách cửa ra vào chưa đầy 1,5 mét.
 
Vụ việc này khiến nhiều người nhà nạn nhân cũng như người dân xung quanh bức xúc bởi trong khu nhà tạm diện tích không quá lớn, tất cả lực lượng chức năng "đã tìm rất kỹ" lại không phát hiện ra nữ sinh Huế?
 
Trước đó, vụ cháy một quá bar tại khu ăn chơi Zone 9 vào ngày 19/11 cũng gây hậu quả nghiêm trọng, làm cho 6 người chết. Vài ngày sau vụ cháy quán bar tại khu ăn chơi Zone 9, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng. Người ta vẫn không hiểu nỗi tại sao một đám cháy theo đánh giá của Phó Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng là không lớn nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng đến thế.
 
Chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ sau thời điểm xảy ra vụ cháy tại khu ăn chơi Zone 9, công an Hà Nội sẽ diễn ra hoạt động diễn tập cứu hỏa tại đây. Điều này có nghĩa là đơn vị diễn tập đã chuẩn bị sẵn sàng, có kế hoạch cụ thể đối phó với tình huống cháy. Khi "bà hỏa" hỏi thăm, thậm chí nhiều người vẫn nghĩ đám cháy nằm trong "kịch bản" diễn tập của cơ quan chức năng. Vậy tại sao khi lửa bốc lên, đội diễn tập này không ứng dụng thực hành sớm để giảm bớt thiệt hại?

 

Vụ cháy Zone 9 gây hậu quả nghiêm trọng, đặt ra nhiều câu hỏi lớn trong dư luận.
Vụ cháy Zone 9 gây hậu quả nghiêm trọng, đặt ra nhiều câu hỏi lớn trong dư luận.
 
Không những thế, khu Zone 9 thường khiến người lui tới yên tâm bởi nằm ngay cạnh bệnh viên Quân y 108 và phòng cảnh sát cứu hỏa quận Hai Bà Trưng. Vậy khi đám cháy bùng phát, nếu lực lượng cứu hỏa nhanh tay kịp thời và người bị thương được đưa đi cấp cứu thì biết đâu, tai họa đã không kinh hoàng đến thế.
 
Liên tiếp các vụ cháy xảy ra, dù phạm vi cháy không lớn, mức độ không nghiêm trọng, nhưng vẫn có nhiều người chết. Điều đó khiến dư luận thắc mắc rằng, liệu lực lượng phòng cháy chữa cháy đã kịp thời trong công tác cứu hỏa? Liệu họ đã làm hết nhiệm vụ và chức năng để hạn chế đến mức tối đa con số thương vong trong mỗi vụ cháy hay chưa?
 
Theo ĐS&PL