31 điện thoại di động, 170 mô hình điện thoại, 1 máy tính, 6 xe máy, 2 bộ phát wifi, và 47 sim điện thoại, 21 phôi thẻ sim, 8 kệ xoay (dùng để Live stream), 15 giá đỡ điện thoại, 1 máy in, 1 sổ ghi chép, 17 vỏ hộp

Trung tá Nguyễn Trung Hiếu, Đội trưởng, Phòng CSHS Công an tỉnh Điện Biên: “Đây là nhóm đối tượng còn rất trẻ, hoạt động theo hình thức khép kín, tinh vi, được tổ chức, phân công nhiệm vụ bài bản, theo từng công việc cụ thể. Các đối tượng đều là những người am hiểu về công nghệ thông tin, thường xuyên sử dụng tài khoản ẩn danh nên gây khó khăn trong việc truy vết, thu thập chứng cứ và xác định vị trí”

điện thoại, 3 thẻ ATM, và 5.400.000 đồng tiền mặt là số tang vật bị lực lượng Công an thu giữ tại 4 địa điểm sau khi triệt phá nhóm 9 đối tượng có hành vi hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dưới hình thức dụ nạn nhân “săn mua điện thoại Iphone giá rẻ”.

Đây là kết quả của những nỗ lực, cố gắng bền bỉ cùng việc củng cố tài liệu, chứng cứ của Công an Điện Biên sau hơn 6 tháng Theo dõi hoạt động của các đối tượng trong đường dây. Đầu tháng 6/2024, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tài khoản Tiktok, Zalo và Telegram đăng các bài viết và clip với cùng nội dung "săn mua điện thoại Iphone giá rẻ"... Bằng các biện pháp nghiệp vụ và qua công tác nắm tình hình, phòng Cảnh sát hình sự và phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao xác định đây là đường dây lợi dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Ngay sau đó, thông qua công tác nghiệp vụ, các trinh sát đã thu thập được toàn bộ thông tin, tài liệu về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhóm đối tượng này. Ngày 26/1/2025, phòng Cảnh sát hình sự báo cáo Ban Giám đốc Công an tỉnh cho xác lập chuyên án 0125M để đấu tranh triệt phá đường dây lừa đảo trên không gian mạng này. Hàng chục trinh sát dày dặn kinh nghiệm, hiểu biết về công nghệ thông tin được tung vào cuộc để đấu tranh, truy vết, củng cố hồ sơ, tài liệu để triệt phá nhóm đối tượng lừa đảo.

leftcenterrightdel
 Đối tượng cầm đầu Nguyễn Văn Minh (trái) và đối tượng Bạch Bảo Hà.

Ngày 8/02/2025, sau hơn 10 ngày tập trung lực lượng, các trinh sát đã thu thập, củng cố được nhiều tài liệu chứng cứ có giá trị về nhóm đối tượng trên. Đúng 15h cùng ngày, 4 tổ công tác của Công an tỉnh Điện Biên phối hợp với Phòng 3, C02; phòng 5, A06, Bộ Công an đã đồng loạt khám xét khẩn cấp tại 4 địa điểm tại huyện Gia Lâm, quận Nam Từ Liêm, quận Thanh Xuân và quận Đống Đa Thành phố Hà Nội, bắt giữ toàn bộ 9 đối tượng trong nhóm lừa đảo trên không gian mạng do Nguyễn Văn Minh (SN 2000) HKTT tại xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội chủ mưu cầm đầu.

 

Nhóm đối tượng lập tức được đưa về trụ sở Công an tỉnh Điện Biên để đấu tranh khai thác. Các đối tượng gồm: Bạch Bảo Hà (SN 2001), Lê Xuân Chuẩn (SN 2002), Đặng Xuân Hinh (SN 2000), Bùi Thành Đạt (SN 2002), Bạch Long Vĩ (SN 1999), Nguyễn Hồng Sơn (SN 2001) đều có HKTT tại xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội; Đoàn Thu Phương Nhung (SN 2002) HKTT Trần Tế Xương, TP Nam Định, tỉnh Nam Định và Nguyễn Thị Khánh Linh (SN 2005) HKTT Thủy Phương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.

Những đối tượng này có tuổi đời còn rất trẻ, am hiểu về công nghệ thông tin cũng có kỹ năng xã hội nên trong quá trình hỏi cung, các đối tượng vẫn loanh quanh, chối cãi toàn bộ hành vi của mình. Nhưng trước những chứng cứ cụ thể, rõ ràng, chính xác cùng lập luận sắc bén mà cơ quan điều tra đưa ra, thì toàn bộ 9 đối tượng đều phải cúi đầu thừa nhận hành vi sử dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng khai nhận:

Với phương thức, thủ đoạn lập nhiều tài khoản trên ứng dụng Tiktok như "thaonguyeniphone", "thuhien69888", "thuhiensaniphone.uytin", "ngocanhsanip.uytin" ..., hoặc mua các tài khoản tiktok, sau đó đăng tải các video với nội dung "săn" những chiếc điện thoại Iphone đời mới, cam kết hàng chính hãng mới 100% nhưng giá lại rất rẻ và chạy quảng cáo các bài đăng đó để tạo độ hót và đánh vào nhu cầu tìm đồ “ngon, bổ, rẻ” của người dân.

leftcenterrightdel
 9 đối tượng liên quan đến đường dây lừa đảo qua không gian mạng.

Với việc đánh vào tâm lý của các nạn nhân khi đưa ra những sản phẩm tốt, xịn, mới nhưng với mức giá rất rẻ, sau khi đã tạo lập được lòng tin ở nạn nhân, các đối tượng sẽ dẫn dắt để kết bạn, nhắn tin thông qua các tài khoản Zalo được đính kèm trên tài khoản Tiktok. Ai có nhu cầu săn điện thoại Iphone giá rẻ sẽ được các đối tượng đưa ra các thông tin, bảng phí săn Iphone và hứa hẹn sau khi chuyển tiền sẽ có điện thoại mới gửi về cho các nạn nhân.

Đối tượng Nguyễn Văn Minh khai nhận: “Sau khi lập các nick ảo và đăng video lên tiktok để thu hút khách hàng, khách có nhu cầu sẽ chủ động nhắn tin và tôi gửi báo giá điện thoại mà khách có nhu cầu săn cùng với số tài khoản để khách chuyển tiền. Sau đó tiếp tục sử dụng zalo để gọi điện yêu cầu khách đóng các khoản phí như bảo hiểm thuế, bảo hiểm máy để đảm bảo vận chuyển máy tới tận tay khách hàng. Khi khách chuyển tiền xong thì sẽ chặn toàn bộ tài khoản liên quan đến khách…”

Sau khi dẫn dụ, mời chào nạn nhân trên mạng xã hội, các đối tượng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng do các đối tượng cung cấp, đến khi nạn nhân không muốn nộp tiền nữa hoặc không còn khả năng nộp thêm tiền, các đối tượng chặn toàn bộ liên lạc và chiếm đoạt toàn bộ số tiền này. Số tiền các đối tượng chiếm đoạt được của mỗi bị hại từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài chục triệu đồng.
Tuy nhiên với số lượng người bị hại khoảng 1.000 người nên số tiền các đối tượng chiếm đoạt được lên đến hàng chục tỉ đồng. Trung tá Nguyễn Trung Hiếu, Đội trưởng, Phòng CSHS Công an tỉnh Điện Biên cho biết thêm: “Tài khoản ngân hàng mà các đối tượng cung cấp cho nạn nhân chuyển tiền vào là tài khoản ngân hàng rác, sau khi nhận được tiền, các đối tượng lập tức chuyển qua tài khoản của trang đánh bạc trực tuyến và rút tiền ra để sử dụng…”

Kết quả trích xuất dữ liệu điện thoại thu được của các đối tượng, có nhiều thông tin, chứng cứ liên quan trực tiếp đến hoạt động lừa đảo như: nội dung các nhóm công việc, các biên lai chuyển tiền của bị hại, các nhóm trao đổi công việc của các đối tượng, kịch bản lừa đảo, đường link các tài khoản lừa đảo ....

CÔNG AN KHUYẾN CÁO

Hiện nay, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có xu hướng diễn biến hết sức phức tạp, đa dạng, khó lường với nhiều thủ đoạn tinh vi đang là mối đe dọa đối với sự ổn định, phát triển của các quốc gia. Đây cũng được xác định là một trong những nguy cơ, thách thức lớn của cộng đồng quốc tế trong thời đại công nghệ hóa toàn cầu. Tại Việt Nam, số vụ, số nạn nhận bị lừa đảo ngày càng gia tăng, gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản và khiến dư luận bức xúc trong Nhân dân. Để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này, ngoài sự vào cuộc tích cực của cơ quan Công an thì các cấp, các ngành và địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, thường xuyên phổ biến phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng công nghệ cao để người dân cảnh giác.

Bên cạnh đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần tăng cường quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động đăng ký, mở tài khoản, siết chặt đăng ký ví điện tử, liên kết tài khoản ngân hàng giao dịch để đảm bảo an toàn thông tin, xác thực thông tin khách hàng. Hơn hết, mỗi người dân cần tự bảo vệ các dữ liệu mật khẩu, thông tin cá nhân, cảnh giác trước các chiêu thức của các đối tượng, luôn xác minh, kiểm tra thông tin trước khi giao dịch, chuyển tiền để kịp thời ngăn chặn các vụ việc lừa đảo. Khi phát hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đảo trên không gian mạng hoặc là nạn nhân của các vụ lừa đảo, đề nghị người dân cần liên hệ với cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn, ngăn chặn, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.


Thu Trang - Thành Trung