Sau khi cô dâu biến mất, người chồng nhận nhiều cuộc gọi đòi nợ, được cho là cô dâu đã thiếu trước đó.

 


Theo anh A., vợ anh đi biệt cùng với một số đồ vật như nước hoa, hơn 1 triệu đồng, một số phong bì mừng cưới trong thùng và toàn bộ nữ trang, vòng vàng trên người cùng hơn bảy chỉ vàng.

Anh đã gọi điện thoại báo sự việc cho gia đình vợ nhưng những người này cũng bất ngờ vì không liên lạc được với con gái mình.

Còn người bạn mời vợ chồng anh A. đến hát karaoke thì trần tình: Khi anh A. về nhà để dọn phòng cho khách, chị Th. cũng ra về và không ai nghĩ chị sẽ ôm số vàng trên bỏ đi.

“Trong mấy ngày gần đây, tôi nhận được điện thoại từ một số người ở Đà Nẵng gọi đến hỏi số nợ mà vợ mới cưới của tôi đã nợ họ trước đó” - anh A. nói.

Để chứng minh việc mình bị chủ nợ của vợ réo, anh điện thoại lại cho một trong những người đã gọi anh. Qua điện thoại, một phụ nữ xưng tên L. (ngụ Đà Nẵng) nói: “Nó còn thiếu chị 4,7 triệu đồng, nợ thằng B. 4,2 triệu đồng, chị đang giữ giấy chứng minh nhân dân, giấy nợ của nó đây”.

Theo anh A., gia đình chưa trình báo cơ quan chức năng là để cho Th. có thời gian suy nghĩ. “Tôi chỉ mong cô ấy quay về giải quyết mọi chuyện cho xong rồi đi đâu thì đi, làm gì thì làm. Tôi cũng đã quá mệt mỏi rồi, nhiều người hỏi tôi đủ kiểu, rồi đàm tiếu khiến tôi rất khó xử” - anh A. nói.

Ông Trần Công, Trưởng Công an xã Điện Thắng Bắc, xác nhận: Địa phương đang xôn xao chuyện cô dâu ôm vàng đi mất sau tiệc cưới nhưng gia đình chưa trình báo.

Theo luật gia Đồng Mạnh Hùng (Công ty Luật Phạm Nghiêm), dù hai người làm đám cưới, chưa đăng ký kết hôn nhưng số tiền, vàng mừng cưới là của chung (trừ khi có thỏa thuận khác). Vì vậy, khi phát sinh sự việc chiếm hữu số tài sản chung này thì đó là một quan hệ dân sự. Do đó, vụ việc này vẫn phải được xác định là tranh chấp dân sự liên quan đến tài sản theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (trong trường hợp hôn nhân không hợp pháp) để xử lý.
 

Theo Pháp luật TP Hồ Chí Minh

.