Ngày 2/1, thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (UBKT TU) Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã ban hành thông cáo báo chí về việc xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc nữ trưởng phòng Trần Thị Ngọc Ái Sa mượn bằng THPT của chị để công tác, thăng tiến. Trước đó, ngày 22/8/2019, Ban Tổ chức Tỉnh ủy nhận được đơn tố cáo nặc danh đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, Đảng uỷ viên, Trưởng phòng Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.
|
|
Bà Trần Thị Ngọc Ái Sa - người "mượn" bằng THPT của chị gái để công tác và thăng tiến. |
Kết quả xác minh cho thấy, bà Trần Thị Ngọc Ái Sa tên thật là Trần Thị Ngọc Thêm lập gia đình với ông Lê Thanh Sơn – nhân viên Công ty Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk năm 1997. Năm 1999, bà Thêm đã lấy bằng cấp 3 của chị gái Trần Thị Ngọc Ái Sa để xin làm kế toán tại Xí nghiệp thu mua và chế biến hàng xuất khẩu chất lượng cao Công ty Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (là doanh nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy).
Từ năm 1999 trở về sau, bà Thêm đã dùng bằng cấp 3 của chị gái mình để đi học trung cấp, đại học, thạc sỹ, kết nạp đảng, thăng tiến qua các chức vụ tại Văn phòng Tỉnh ủy. Do bà Thêm hợp lý hóa nhiều loại hồ sơ (bằng cấp 3, giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu, chứng minh nhân dân... với tên Trần Thị Ngọc Ái Sa) nên hồ sơ đã được đồng bộ, khép kín dẫn đến các tổ chức, cá nhân quản lý hồ sơ cán bộ, đảng viên gặp khó khăn trong việc phát hiện vi phạm.
Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa. Đồng thời, Văn phòng Tỉnh ủy đã thi hành kỷ luật buộc thôi việc đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa.
Liên quan đến vi phạm của bà Ái Sa, UBKT Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã kỷ luật ông Lê Thanh Sơn, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng phòng kinh doanh, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (chồng bà Trần Thị Ngọc Thêm) bằng hình thức cảnh cáo vì đã khai lý lịch xin vào Đảng và lý lịch đảng viên của mình không trung thực; để vợ sử dụng tên, tuổi và văn bằng của chị ruột vợ để đi học, tuyển dụng, kết nạp Đảng…
Đồng thời, Cơ quan chức năng cũng đã xem xét trách nhiệm đối với nhiều cá nhân, tổ chức trong việc tiếp nhận, kết nạp Đảng, bổ nhiệm bà Sa. Theo đó, quyết nghị thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách các ông Trần Xuân Bảy, Bí thư chi bộ Nhà khách tỉnh, ông Trần Phú, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, ông Bùi Văn Bang, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Đắk Lắk do có những thiếu sót, khuyết điểm trong quá trình công tác trước đó liên quan đến sai phạm của bà Sa. Tuy nhiên, do đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật nên Cơ quan chức năng không ban hành quyết định kỷ luật đối với các ông trên.
Các ông, bà H’Kim Hoa Byă (Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk), ông Bạch Văn Mạnh (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ), bà Phạm Thị Long (Bí thư chi bộ Phòng Hành chính, Tiếp dân, Lưu trữ thuộc Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy), ông Trần Quang Tân (Phó bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh), ông Lê Tiến Hùng (Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các Cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất Nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk), bà Phạm Thị Lan (nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Hành chính - Tiếp dân Văn phòng Tỉnh ủy) phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm do trong thời gian giữ các chức vụ trước đó để xảy ra những thiếu sót, vi phạm liên quan đến bà Sa và chồng bà Sa.
Ngoài ra, Cơ quan chức năng cũng đã tiến hành kỷ luật, yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các đơn vị, tổ chức liên quan