Hướng dẫn này dành cho các đối tượng: Thanh tra VKSND tối cao; Thanh tra VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra VKSND cấp tỉnh); các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong ngành KSND; các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đối với Thanh tra VKSND tối cao: mức 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 10 tỷ đồng/năm; mức 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng/năm; mức 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 20 tỷ đồng/năm. Các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra được trích như sau:

Đối với Thanh tra VKSND cấp tỉnh: Mức 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 02 tỷ đồng/năm; mức 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 02 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng/năm; mức 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 03 tỷ đồng/năm.

Hướng dẫn cũng quy định cụ thể về việc sử dụng kinh phí được trích. Những nội dung được chi kinh phí bao gồm: Tăng cường cơ sở vật chất; bổ sung chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ; bổ sung chi phục vụ các hoạt động thanh tra, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng; hỗ trợ động viên các tập thể và cá nhân phối hợp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; khen thưởng, khuyến khích cho cán bộ làm công tác thanh tra (không vượt quá 1,0 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ trong một năm do nhà nước quy định).

Thanh Hoàng