leftcenterrightdel
 Đồng chí Vũ Mạnh Hùng, Viện trưởng VKSND thành phố Hải Phòng phát biểu đề dẫn hội thảo.

Sáng 28/7, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Cải cách tư pháp thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố”.

Các đồng chí: Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng BCĐ Cải cách tư pháp thành phố; Đặng Bá Cường, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ Cải cách tư pháp thành phố; Vũ Mạnh Hùng, Viện trưởng VKSND thành phố, Ủy viên BCĐ Cải cách tư pháp thành phố; Phạm Đức Tuyên, Ủy viên Thành ủy, Chánh án TAND thành phố, Ủy viên BCĐ Cải cách tư pháp thành phố, đồng chủ trì Hội thảo.

Dự Hội thảo có các đồng chí: Lê Anh Quân, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố; Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND thành phố và đại diện lãnh đạo Vụ 10 VKSND tối cao, VKSND cấp cao tại Hà Nội, các sở, ngành, đơn vị, địa phương.

leftcenterrightdel
Đồng chí Đặng Bá Cường, Trưởng Ban Nội chính Thành uỷ Hải Phòng điều hành phần thảo luận.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, đồng chí Vũ Mạnh Hùng, Viện trưởng VKSND thành phố  Hải Phòng nêu rõ: Những năm gần đây, thành phố triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông…, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là lý do phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng như các khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai. Hàng năm, UBND thành phố nhận được lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó lĩnh vực đất đai chiếm 47,4%. Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp tại Hải Phòng thụ lý, giải quyết số lượng lớn các vụ án hành chính liên quan đến vấn đề này… Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn nghiêm túc triển khai thực hiện các chỉ đạo của cấp trên trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, song trên thực tế còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng công tác xử lý vi phạm hành chính và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố trong thời gian qua; nhận diện vi phạm, giải quyết triệt để, khắc phục tồn tại của các cấp chính quyền. Từ đó, đưa ra giải pháp nhằm hạn chế số lượng khiếu kiện hành chính, đồng thời, giải quyết dứt điểm những nội dung khiếu kiện, đơn thư kéo dài, dư luận xã hội quan tâm…

leftcenterrightdel
 Đồng chí Lê Đức Lập, Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng phát biểu tại hội thảo.

Hội thảo nhận được 13 lượt ý kiến của các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị phát biểu tại hội thảo và tham luận gửi văn bản khẳng định, hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có ý nghĩa quan trọng đối với thành phố giai đoạn hiện nay; Cần tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với công tác này. Các đại biểu chỉ rõ những vướng mắc, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Lưu Xuân Sang, Phó Viện trưởng VKSND TP Hải Phòng phát biểu tại hội thảo.

Tham luận tại Hội thảo, ý kiến của đồng chí Nguyễn Tá Cơ, Phó Vụ trưởng Vụ 10, VKSND tối cao nêu ra những hạn chế, vi phạm trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, với tư cách là người bị kiện, cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình tham gia tố tụng hành chính còn có vi phạm như: Không thực hiện yêu cầu, kiến nghị của Tòa án, Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Tá Cơ, Phó Vụ trưởng Vụ 10, VKSND tối cao phát biểu tham luận tại hội thảo.

Theo quy định tại Điều 60 Luật tố tụng hành chính (TTHC) năm 2015, Chủ tịch UBND chỉ được ủy quyền cho cấp phó tham gia tố tụng, cấp phó không được ủy quyền cho người khác. Trên thực tế, Chủ tịch UBND đều có văn bản ủy quyền cho cấp phó tham gia tố tụng nhưng cấp phó lại có văn bản xin vắng mặt trong các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại, không tham gia phiên tòa nên ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết vụ án; Có những địa phương, Chủ tịch UBND và người đại diện theo ủy quyền vắng mặt gần 100%. Có trường hợp Chủ tịch UBND ủy quyền cho người không phải cấp phó là vi phạm khoản 3 Điều 60 Luật TTHC. Những vi phạm trong quá trình tham gia TTHC của người bị kiện là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai dẫn đến khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án hành chính về quản lý đất đai, kéo dài thời gian giải quyết vụ án, thiếu tài liệu, chứng cứ cần thiết để đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, thiếu căn cứ để Tòa án ban hành bản án, quyết định giải quyết vụ án. Nguyên nhân của vi phạm là do người bị kiện chưa quan tâm và nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong quá trình tham gia tố tụng hành chính.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Lê Đỗ Quyên, Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính (VKSND cấp cao tại Hà Nội), trình bày một số kinh nghiệm thông qua thực trạng giải quyết các vụ án hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai.

Đồng chí Lê Đỗ Quyên, Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính (VKSND cấp cao tại Hà Nội), trình bày một số kinh nghiệm thông qua thực trạng giải quyết các vụ án hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai của Tòa án trên địa bàn 28 tỉnh phía Bắc trong thời gian vừa qua. Trong đó, nêu lên một số vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước ở một số vụ án đã giải quyết như: Vi phạm về việc ban hành quyết định hành chính không đúng thẩm quyền; vi phạm trong việc xác định sai về thời hạn, thời hiệu giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính…;vi phạm trong việc cấp GCNQSDĐ không đúng quy định của pháp luật; vi phạm về quyết định giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ không đúng quy định của pháp luật; vi phạm trong lĩnh vực xử phạt hành chính.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Lê Anh Quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu kết thúc hội thảo, đồng chí Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp thành phố Hải Phòng đánh giá cao cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện tốt công tác chuẩn bị, lựa chọn nội dung hội thảo thiết thực, gắn trực tiếp với các lĩnh vực hoạt động của Ban Chỉ đạo. Đồng chí Hiến nhấn mạnh: Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố còn một số hạn chế, nhất là trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tình trạng thất lạc, mất hồ sơ địa chính; chưa tuyên truyền đầy đủ các văn bản của pháp luật và quy định của thành phố trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thời gian giải quyết khiếu nại ở một số địa phương còn kéo dài…

leftcenterrightdel
 Đồng chí Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp thành phố Hải Phòng phát biểu kết luận hội thảo.

Định hướng, gợi mở một số giải pháp cần triển khai thực hiện trong thời gian tới, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tăng cường tập huấn, nâng cao nghiệp vụ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai và ngành Tư pháp; tăng cường giám sát chuyên đề, nhất là về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, giám sát giải quyết các vụ án hành chính về đất đai; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính như: công khai các quy hoạch liên quan đến đất đai, hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, nhất là công tác số hóa… Các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm, chậm trễ trong tiếp nhận, xử lý đơn thư, đồng thời, tăng cường vai trò của người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý vi phạm. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố, các quận, huyện, sở, ngành tăng cường hơn nữa trong công tác phối hợp hướng dẫn, thực thi pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai. Đồng chí giao cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo và các cơ quan tư pháp của thành phố tổng hợp các ý kiến, đề xuất, tham mưu công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp thành phố để chỉ đạo, định hướng hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai trên dịa bàn thành phố, trong thời gian tiếp theo.

Một số đại biểu tham luận tại hội nghị:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
Hoàng Hưng - Phạm Thịnh