Các chuyên gia của WHO đánh giá nguy cơ dịch Ebola vào Việt Nam rất thấp vì Ebola lây qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp như chăn màn, dịch tiết của người bệnh.

 


Về công tác chuẩn bị điều trị đối phó với dịch Ebola, ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh – Bộ Y tế cho biết nếu phát hiện người bị nhiễm vi rút Ebola bệnh nhân sẽ được điều trị sớm ở các cơ sở khám chữa bệnh. Bộ Y tế đưa ra nhiều hướng dẫn cụ thể tới từng cơ sở y tế về dịch Ebola.

Đối với kinh nghiệm chống dịch truyền nhiễm, đặc biệt là dịch SARD năm 2003, PGS Khuê cho rằng các bệnh viện ở Việt Nam đều đảm bảo được công tác điều trị bệnh truyền nhiễm.

“Chúng ta đều biết HIV lây truyền qua phương thức này, ngoài ra viêm gan A, B, C, D cũng thế. Hàng ngày, các bác sĩ của chúng ta vẫn đang điều trị như này, quy trình chúng ta đang thực hiện rất sát sao. Đường lây với căn bệnh này cũng thế. Nó chỉ khác ở các nước châu Phi, tốc độ, sức phá hoại của vi rút này nhanh hơn, bệnh lý nhanh hơn. Còn các bệnh truyền nhiễm đang lưu hành của Việt Nam đã có cách điều trị, đang điều trị, thực hành theo đúng quy định của tổ chức y tế thế giới. Kiểm soát nhiễm khuẩn cũng tương tự”, ông Khuê cho biết.

Hiện nay ở các cơ sở y tế đã được thực hành khá nhiều các bài, cách, kịch bản khi có các diễn biến dịch mới nổi xảy ra ở các mức độ khác nhau. Với các kinh nghiệm trong điều trị bệnh truyền nhiễm, khống chế dịch truyền nhiễm, WHO đánh giá cao sự chuẩn bị kế hoạch của Bộ Y tế.

Việt Nam muốn tự xét nghiệm vi rút Ebola

Ông Masaya Kato – Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của WHO cho biết hiện nay, WHO có các trung tâm xét nghiệm vi rút truyền nhiễm đảm bảo điều kiện sinh học. Khuyến cáo các nước có ca nghi ngờ nên chuyển mẫu đến các trung tâm này để chẩn đoán chính xác nhất.

Tuy nhiên trong trường hợp các quốc gia có hệ thống xét nghiệm đảm bảo an toàn sinh học, phân tích gen đạt tiêu chuẩn tương đối cáo mà các nước mong muốn tự xét nghiệm thì WHO hỗ trợ các kỹ thuật để bất hoạt được con vi rút này sau đó sẽ tiến hành xét nghiệm phân tử.

Ông Kato cho biết Việt Nam mong muốn được xét nghiệm nên WHO cung cấp cho Việt Nam hướng dẫn để làm sao bất hoạt được con vi rút này. Đối với Việt Nam, WHO lưu ý an toàn quan trọng khi vận chuyển mẫu vì sự lây nhiễm cao, đảm bảo an toàn khi xử lý mẫu này.

Vị đại diện WHO cũng nhấn mạnh “Trong lúc này chúng tôi đánh giá cao về sự chuẩn bị và ứng phó với dịch Ebola của Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên, chúng ta phải xác định rằng nguy cơ Ebola vào Việt Nam rất thấp nên chúng ta không nên gây hoang mang cho cộng đồng. Bởi vì cho đến nay chưa có bệnh nhân Ebola nào ghi nhận ở Việt Nam, bệnh chỉ lây bằng đường trực tiếp với người bệnh, không qua không khí".

Theo ông Phu chia sẻ hiện nay tại Việt Nam có hai phòng xét nghiệm đạt cấp độ 3, cấp độ cao so với nhiều nước trên thế giới. Để đảm bảo hai phòng này cần rất nhiều tiêu chuẩn. Trước băn khoăn cần xây dựng thêm phòng xét nghiệm cấp cao ông Phu cho rằng không cần thiết.

Ông Kato đánh giá nhiều nước người ta không xây dựng phòng xét nghiệm vi rút cụ thể mà người ta gửi mẫu ra nước ngoài. Ở Việt Nam có hai phòng xét nghiệm là tốt hơn nhiều nước, Việt Nam cần tập trung vào phòng chống, thực hành quản lý, phòng chống nhiễm khuẩn, phối hợp với các cơ quan, tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh này.

Ông Phu cũng cho biết trong xét nghiệm có cách thức và chiến lược. Khi phát hiện ca đầu tiên sẽ xét nghiệm, phát hiện ổ dịch sẽ xét nghiệm có chẩn đoán chính xác và tìm hiểu dịch tễ có tiếp xúc và đi từ vùng dịch về sẽ tiến hành điều trị theo phác đồ Ebola chứ không phải xét nghiệm bất cứ ai có triệu chứng giống Ebola.

 

Theo GDVN

 

.