Sự càng lọc cùng lối sống thay đổi đã giúp tỉ lệ ung thư giảm ở các quốc gia giàu, nhưng ngược lại nó lại tăng mạnh ở nhóm nước nghèo do áp dụng thói quen xấu từ phương Tây.
 


Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập tăng lên, mọi người có xu hướng hút thuốc nhiều hơn, ăn đồ ăn vặt nhiều và ít vận động, do đó khả năng mắc bệnh ung thư ngày một cao. Tuy nhiên, đối với nhóm nước có thu nhập thấp thì điều này không tốt chút nào. Các quốc gia này chưa đủ nguồn lực và khả năng để đối phó tốt với căn bệnh ung thư đang phát triển tràn lan này. Nhiều nơi chưa thể triển khai các chương trình sàng lọc, khả năng phát hiện hay điều trị bệnh vẫn còn hạn chế nhiều so với các quốc gia giàu có trên thế giới.

Đồng thời, các quốc gia này vẫn còn đang phải gồng mình lên để chiến đấu với các loại ung thư do nhiễm trùng như ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tử cung. “Đó là lí do vì sao, đối với các nước này, đây là một gánh nặng gấp đôi”, Torre nhận định.

Torre và các đồng nghiệp từ Hiệp hội Ung thư Mỹ đã tiến hành thu thập dữ liệu về các trường hợp mắc bệnh và tử vong liên quan đến ung thư từ năm 2003 đến 2007. Cụ thể, họ nhận thấy có 8 loại ung thư chính mà mọi người gặp phải đó là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư ruột kết, ung thư thực quản và ung thư cổ tử cung.

Tiến sĩ David Katz, giám đốc Trung tâm nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) cho biết: "Vấn đề điều trị ung thư đang được thực hiện rất tốt ở các nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, các yếu tố ung thư và bệnh mãn tính khác đang được xuất khẩu tích cực từ nước giàu sang nước đang phát triển".

Chẳng hạn như việc Mỹ hạn chế tiêu thụ thuốc lá nhưng lại đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia khác. Cùng với đó, các mặt hàng đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt cũng được xuất khẩu tràn lan. Điều đó đã đẩy các nước tiêu thụ lớn các mặt hàng này tiến gần hơn với các căn bệnh mãn tính nguy hiểm như tiểu đường, bệnh béo phì và ung thư.

 

Theo Khám phá/Health

.