Theo cảnh báo của nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking, hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ dần dần đẩy Trái đất biến thành sao kim với nhiệt độ 250 độ C cùng mưa axit sunfuric.

 

Hiện tượng nóng lên của Trái Đất do biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa.
Hiện tượng nóng lên của Trái Đất do biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa.
 
Nhà vật lý cho biết, chúng ta đang ở gần điểm 'không thể đảo ngược' của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Điều này rất có thể sẽ đẩy Trái Đất tới ngưỡng vượt giới hạn. Sao Kim là hành tinh nóng nhất hệ Mặt Trời với nhiệt độ lên đến 466 độ C, điều này được lý giải là do bầu khí quyển dày đặc khí CO2 bao quanh nó, cùng với đó là các đám mây axit sulfuric bẫy nhiệt bên trong.
 
Khối lượng bức xạ Mặt Trời được hấp thụ lớn hơn lượng tỏa ra khiến hơi nước tập trung trong khí quyển sao Kim, dẫn đến tăng sự hấp thụ nhiệt và nóng lên mất kiểm soát. Các nhà khoa học cho rằng, trên lý thuyết, quá trình tương tự có thể diễn ra ở Trái Đất sau hàng trăm triệu năm. Tuy nhiên, khả năng các đại dương trên Trái Đất bốc hơi đến cạn kiệt là khá thấp. Vị trí của Trái Đất nằm xa Mặt Trời hơn sao Kim, đồng thời cũng không thể có bầu khí quyển như của sao Kim vì cấu tạo hóa học của hành tinh.

 

Trước tình hình trên, nhiều nước trên thế giới trong đó Việt Nam đã và đang có những hành động thể hiện sự hợp tác và nỗ lực trong việc chung tay bảo vệ Trái Đất khỏi tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Ảnh minh họa.
Trước tình hình trên, nhiều nước trên thế giới trong đó Việt Nam đã và đang có những hành động thể hiện sự hợp tác và nỗ lực trong việc chung tay bảo vệ Trái Đất khỏi tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Ảnh minh họa.
 
Đề cập đến nguyên nhân của hiện tượng này, nhiều nhà khoa học đã khẳng định chính con người là một trong những nhân tố lớn thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu, gây ra các hiệu ứng nhà kính... Biểu hiện rõ nhất về sự nóng lên của Trái Đất hiện nay là băng ở các điểm cực tan chảy nhiều hơn, nước biển đang có chiều hướng dâng cao, đi kèm với nó là một loạt các hiện tượng thời tiết bất thường như bão, lũ lụt, sóng thần, động đất, hạn hán, giá rét kéo dài… Những thảm họa này có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm và sự xuất hiện của hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc…
 
Mặt khác, các chuyên gia cho rằng ý kiến của nhà vật lý Hawking về tương lai của Trái Đất có thể là hơi quá, nhưng điều này không đồng nghĩa với sự thật về những nguy cơ đang rình rập của biến đổi khí hậu. Michael Mann - nhà khoa học khí hậu tại Đại học bang Pennsylvania, Mỹ đã nói "Ý lớn của Hawking rằng chúng ta có thể biến phần lớn Trái Đất thành nơi không sống được nếu không ngăn biến đổi khí hậu là chắc chắn chính xác".
 
Thùy Hương (t/h)