Chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo như thế nào là đúng? Dưới đây là một số gợi ý về việc chuẩn bị đồ cúng ông Công, ông Táo đúng nhất.
 
Việc chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo được người Việt vô cùng coi trọng. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền lại có cách chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo khác nhau. Nhưng chung lại lễ vật cúng ông Công ông Táo bao gồm:
 
Việc chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu bộ mũ Táo Quân
Việc chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu bộ mũ Táo Quân
 
Thứ nhất là mũ ông Công ông Táo, đây là một trong những lễ vật cúng ông Công ông Táo quan trọng nhất đó là mũ ông Công ông Táo. Bộ mũ này có 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà, mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.
 
Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Chẳng hạn: Năm hành kim thì dùng màu vàng hay năm hành mộc thì dùng màu trắng. Lễ vật cúng ông Công, ông Táo ở 3 miền đất nước cũng khác nhau.
 
Tiếp theo trong việc chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo là một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay. Tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình có thể lựa chọn cho hợp lý. Mâm cỗ mặn thường thấy bao gồm: xôi gà, thịt luộc, các món nấu nấm, măng… hay lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc,…
 
Tiếp theo trong việc chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo là một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay 
Tiếp theo trong việc chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo là một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay 
 
Một số gia đình có trẻ con có thể thay thịt luộc bằng gà luộc ngậm hoa hồng. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.
 
Cá chép sống cũng là một trong những lễ vật cúng ông Công ông Táo không thể thiếu. Cúng cá chép với ngụ ý “cá hóa long” – cá sẽ biến thành rồng đưa ông Táo về trời.
 
Cá chép sống cũng là một trong những lễ vật cúng ông Công ông Táo không thể thiếu
Cá chép sống cũng là một trong những lễ vật cúng ông Công ông Táo không thể thiếu
 
Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
 
Địa điểm cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là “ăng ten” để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
 
Anh Thư
.