Sự ra đời của các trang mạng xã hội đã tạo điều kiện cho “sex ảo” lên ngôi.

Hiện nay, công nghệ số đang gây ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống con người. Nhất là khi sự chia sẻ của mạng xã hội trở nên thông dụng và phổ biến đến mức các vấn đề tế nhị không còn là một trở ngại. Trong đó, sex là một vấn đề luôn thu hút người sử dụng internet như phim, ảnh khiêu dâm. Đối với nhiều người, đó là cách để thỏa mãn trí tưởng tượng về sex. Vì thế mà sự ra đời của các trang mạng xã hội đã tạo điều kiện cho “sex ảo” lên ngôi.

Mất kiểm soát vì “nghiện sex ảo”

Với một vài trường hợp, nếu người sử dụng internet chỉ để giảm stress nhưng không sa đà, không ảnh hưởng đến chất lượng công việc hay không thường xuyên sử dụng internet để thỏa mãn dục vọng thì không thể gọi là bệnh. Ngược lại, nếu tình dục rơi vào tình trạng đau khổ, gây ra những hệ quả tiêu cực thì xem như đã nghiện. Nếu sex internet được ví như là chất gây nghiện, mà người bệnh đã dành nhiều thời gian cho thế giới ảo đó, không quan tâm đến cuộc sống xung quanh thì coi như đã nghiện “sex ảo”.

Do dành quá nhiều thời gian cho internet nên kẻ nghiện “sex ảo” luôn cảm thấy tách biệt khỏi gia đình và bạn bè. Họ cũng cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi và coi internet là người bạn duy nhất thân thiết với mình. Họ sẵn sàng chia sẻ những quan điểm về tình dục với những người bạn “ảo” thông qua internet. Những người nghiện “sex ảo” thường dành hàng giờ để xem phim khiêu dâm. Họ luôn cảm thấy khao khát muốn xem những nội dung đó. Họ luôn thích tham gia vào các cuộc chat sex trên mạng. Đối với họ, đó là cách để thỏa mãn trí tưởng tượng về sex.

Có không ít người lỡ mắc phải căn bệnh nghiện tình dục muốn thoát khỏi bóng tối của “sex ảo” nhưng lại rất khó thoát ra. Trong khi đó, việc điều trị nghiện tình dục chủ yếu chỉ bằng tâm lý, nhưng phải tiến hành lâu dài, do người bệnh đã hình thành thói quen đối với sex. Với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ thường dùng thuốc nội tiết tố để giảm bớt “sức mạnh” hormone tình dục.

Một bác sĩ thuộc Viện Tâm lý thực hành cho rằng: Vì internet là nguồn dễ tiếp cận, nên “người bệnh” có thể muốn “tâm sự” lúc nào cũng được. Ngoài ra, một số người kém tự tin về nhan sắc, không có “đối tác tâm sự” cũng tìm đến thế giới ảo. Một số khác, có khi do mắc phải bệnh lý nào đó hoặc gặp trục trặc trong quan hệ vợ chồng mà lẩn trốn cuộc sống hiện tại. Trẻ dậy thì thường tò mò, thích khám phá thế giới người lớn; còn người lớn tuổi thì cảm thấy cô đơn và khó kiếm đối tác nên tìm đến internet để thỏa mãn dục vọng.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Đi tìm nguyên nhân

Đối với những người nghiện “sex ảo” thì internet như một liều thuốc mà nếu thiếu nó họ không thể trở lại bình thường. Bởi vậy mà họ luôn cảm thấy tức giận và kích thích nếu không thể truy cập internet. Khi đã trở thành “con bệnh” thì người “nghiện sex ảo” lại cảm thấy ít hấp dẫn và khoái cảm trong đời sống tình dục thực. Từ đó, họ bắt đầu so sánh tình dục thực và “ảo”, điều đó dễ gây ra chứng trầm cảm. Một nguyên nhân phổ biến nữa là những người hay tò mò và thiếu kiến thức cơ bản về giới tính khiến họ tìm đến sex từ thỏa mãn trí tò mò rồi trở thành “con nghiện” từ lúc nào mà không hay biết. Nguyên nhân khác là do những người có ham muốn tình dục, nhưng không được đáp ứng nhu cầu thực nên phải thỏa mãn bằng cách tìm đến sex trên internet. Họ tìm đến internet để thỏa mãn sex nhiều rồi thành quen và dễ trở thành “con nghiện sex ảo”.

Nghiện “sex ảo” có thể do một gen nào đó trong di truyền quyết định, có khi bệnh còn bị tác động bởi môi trường sống như tác động của bạn bè, có nhiều người cùng rơi vào trạng thái nghiện tình dục... Đáng lưu ý là trẻ thành niên nghiện tình dục thường xuất phát từ những gia đình có các mối quan hệ ruột thịt “không bình thường” như bố mẹ sống ly thân, ít quan tâm chia sẻ những suy nghĩ riêng tư của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, những bé gái từng bị lạm dụng tình dục, bị hụt hẫng trong chuyện tình cảm lúc nhỏ dễ rơi vào nghiện tình dục khi trưởng thành.

“Trong quan hệ vợ chồng, phụ nữ Á Đông vẫn bị ràng buộc bởi những định kiến. Khi muốn thể hiện nhu cầu, bản lĩnh thật của mình trong quan hệ chăn gối, họ lại sợ chồng đánh giá hay tự mặc cảm, xấu hổ nên tìm đến với internet để giải tỏa”, PGS-BS Nguyễn Văn Thọ, Viện trưởng Viện Tâm lý thực hành TP HCM cho biết. Vì internet là nguồn dễ tiếp cận, nên người bệnh có thể muốn “tâm sự” lúc nào cũng được. Ngoài ra, một số phụ nữ kém tự tin về nhan sắc, không có “đối tác tâm sự” nên cũng tự tìm đến thế giới ảo. Một số khác, có khi do mắc phải bệnh lý nào đó hoặc gặp trục trặc trong “quan hệ vợ chồng” nên lẩn trốn cuộc sống hiện tại.

Ngoài phụ nữ, trẻ em dậy thì và người lớn tuổi cũng là đối tượng dễ nghiện tình dục internet. Trẻ dậy thì thường tò mò, thích khám phá thế giới người lớn, nhưng lại thiếu bạn tình; còn người lớn tuổi thì cảm thấy cô đơn và đối tác ở lứa tuổi này cũng khó kiếm nên họ tìm đến internet. BS Trần Duy Tâm, BV Tâm thần TP HCM - cho biết, một khảo sát thực hiện trên gần 1.000 người nghiện tình dục cho thấy, 17% người có hành vi tự sát và 72% trường hợp nghĩ tới tự sát. Theo BS Tâm, ngoài nhiệm vụ duy trì nòi giống, tình dục còn tạo khoái cảm và là minh chứng của tình yêu. Tuy nhiên, nếu tình dục dẫn tới các hậu quả tiêu cực, người trong cuộc cảm thấy dằn vặt, đau khổ thì người đó đã mắc chứng nghiện tình dục.

Hệ lụy khôn lường

Theo BS Trần Duy Tâm (BV Tâm thần TP HCM), người nghiện tình dục internet thường trải qua 4 giai đoạn. Ở giai đoạn ám ảnh: Tâm lý người bệnh luôn bị chi phối bởi việc kích thích tình dục, dành phần lớn thời gian để chuẩn bị và thực hiện các hoạt động tình dục trên internet. Từ đó, người bệnh lảng tránh các quan hệ xã hội và nghề nghiệp. Điểm dễ nhận dạng là người bệnh luôn lý giải mọi quan hệ dưới góc độ ám ảnh tình dục. Đến giai đoạn nghi thức: Người bệnh sẽ củng cố và duy trì các cảm giác được kích thích và nuôi dưỡng tình dục từ internet. Đến giai đoạn xung động: Người bệnh không kiềm chế được và thực hiện tình dục. Giai đoạn cuối cùng là họ rơi vào trạng thái hối tiếc, luôn có cảm giác bất lực vì hành vi không kiểm soát của mình. Dù nhiều người nhận thức được nguy hiểm, sự dè bỉu của xã hội, nhưng không thể thoát ra được.

Theo các bác sĩ, người bệnh thường mất kiểm soát và có những hành vi liên quan đến tình dục một cách bệnh hoạn, bất chấp mọi hậu quả. Thế nhưng, người mắc bệnh nghiện tình dục không thể dừng lại, dù họ rất muốn. Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ nghiện tình dục chỉ chiếm 25% trong cuộc sống thực nhưng lại chiếm đến 40% trong thế giới ảo. Vì vậy, có đến 40% trường hợp người nghiện tình dục internet phải chia tay với bạn đời và đến 70% trường hợp hủy hoại mối quan hệ với bạn bè, người thân do hành vi nghiện này gây ra.

Dù người mắc bệnh nghiện tình dục muốn thoát khỏi “bóng tối sex” nhưng rất khó thoát thân. Trong khi đó, việc điều trị nghiện tình dục chủ yếu chỉ bằng tâm lý, nhưng phải tiến hành lâu dài, do người bệnh đã hình thành thói quen. Và một thực tế là hơn 50% trường hợp nhập viện có chẩn đoán nghiện tình dục đều mắc chứng trầm cảm. Nhiều bệnh nhân có biểu hiện rối loạn giấc ngủ do xấu hổ, sợ người khác biết hay rơi vào tuyệt vọng, lạc lõng, cô đơn… Vì vậy, nhiều người bị giảm hiệu suất lao động, mất việc làm vì “sex ảo”. Với những trường hợp nặng, bác sĩ thường dùng thuốc nội tiết tố để giảm bớt “sức mạnh” hormone tình dục. Do đó, nếu nhập viện càng sớm thì khả năng trở về với cuộc sống thật càng cao.

 

“Bắt bệnh” qua triệu chứng


- Những người nghiện sex “ảo” dành hàng giờ để xem phim khiêu dâm hoặc các nội dung dâm dục trên internet. Họ luôn cảm thấy khao khát muốn xem những nội dung đó.
- Họ luôn thích tham gia vào các cuộc chat sex trên mạng. Đối với họ, đó là cách để thỏa mãn trí tưởng tượng về sex.
- Người nghiện sex “ảo” luôn cảm thấy tức giận và kích thích nếu không thể truy cập internet. Đối với họ thì đây như một liều thuốc mà nếu thiếu nó họ không thể trở lại bình thường.
- Cảm giác tội lỗi luôn thường trực trong họ song họ không thể kiểm soát sự thôi thúc của mình với tình dục “ảo”.
- Họ không ngần ngại bỏ tiền để xem những nội dung khiêu dâm trên các trang web “đen”.

 

Theo PL&XH

.