Thanh Hoá:
Hàng chục di tích lịch sử và lễ hội tại Sầm Sơn được công nhận “Di tích quốc gia đặc biệt”
Cập nhật lúc 20:32, Thứ hai, 09/08/2021 (GMT+7)
Ngày 28/4/1962 núi Trường Lệ, Đền Độc Cước, Hòn Trống Mái, Đền Tô Hiến Thành, Đền Cô Tiên,...của Sầm Sơn, Thanh Hóa được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quyết định số số 313 xếp hạng Di tích quốc gia.
28 năm sau (năm 2020), các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của Sầm Sơn chính thức được xếp hạng “Di tích quốc gia đặc biệt”. Đây là niềm vinh dự và là thành quả xứng đáng cho sự nỗ lực của TP Sầm Sơn nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Đáng nói, các khu danh thắng Sầm Sơn có cảnh quan thiên nhiên khá là đẹp. Đây là sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị về lịch sử - văn hóa; là khu vực thiên nhiên rất đa dạng về sinh học (rừng đặc dụng). Theo đó, là các lễ hội văn hóa truyền thống rất đặc sắc được tổ chức hằng năm như lễ hội bánh chưng – bánh giầy, lễ hội cầu ngư – bơi chải, lễ hội cầu phúc, lễ hội Đền Độc Cước, Đền Cô Tiên, Đền thờ Tô Hiến Thành…đã tô thêm vẻ đẹp đặc sắc của Sầm Sơn ngày nay.
Việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho các Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của Sầm Sơn là nhằm bảo tồn, phát huy tốt hơn nữa các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương, góp phần xây dựng, phát triển phong phú thêm các sản phẩm du lịch, thúc đẩy ngành công nghiệp không khói của TP Sầm Sơn phát triển mạnh, và cũng là sự hấp dẫn, niềm tin về kêu gọi đầu tư vào Thanh Hóa .
Từ các thế mạnh về cảnh quan, nhiều dự án lớn đã vào Sầm Sơn, đó là Tập đoàn Sungroup và Tập đoàn FLC đã và đang đầu tư mạnh vào Sầm Sơn, làm cho Sầm Sơn như chắp thêm đôi cánh đẹp lại càng đẹp hơn.
Đáng tiếc, hiện nay dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, các danh thắng nêu trên chỉ dành riêng cho số ít du khách trong tỉnh. Với hy vọng, ngày gần nhất, các danh thắng được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt của Sầm Sơn đang chờ đợi du khách trong và ngoài nước về thưởng ngoạn.
Phạm Ngọc