Dù trận lũ đã qua gần một tháng, song tại thượng nguồn sông Re ở Quảng Ngãi vẫn còn các bãi gỗ cổ thụ nằm ngổn ngang. Nhiều người đã kiếm được hàng trăm triệu đồng từ vớt gỗ.
 
Lũ lịch sử cuốn nhiều thân gỗ cổ thụ trôi dạt về chân cầu Ba Xa, huyện vùng cao Ba Tơ.
Lũ lịch sử cuốn nhiều thân gỗ cổ thụ trôi dạt về chân cầu Ba Xa, huyện vùng cao Ba Tơ.
Những thân gỗ dài hơn 4 m nằm ngổn ngang trên bãi đá dòng sông Re.
Những thân gỗ dài hơn 4 m nằm ngổn ngang trên bãi đá dòng sông Re.
Vết xẻ còn mới trên thân gỗ nằm gối đầu trên phiến đá ven sông.
Vết xẻ còn mới trên thân gỗ nằm gối đầu trên phiến đá ven sông.
Phách gỗ trông giống tấm phản lớn dài hơn 6 m, dày hơn 20 cm nằm giữa cồn cát. Ông Lê Năm ở thôn Mang Rá, xã Ba Xa cho biết, trận lũ chưa từng có đã cuốn trôi hàng trăm khúc gỗ cổ thụ về nằm vương vãi khắp nơi dọc hai bên bờ sông.
Phách gỗ trông giống tấm phản lớn dài hơn 6 m, dày hơn 20 cm nằm giữa cồn cát. Ông Lê Năm ở thôn Mang Rá, xã Ba Xa cho biết, trận lũ chưa từng có đã cuốn trôi hàng trăm khúc gỗ cổ thụ về nằm vương vãi khắp nơi dọc hai bên bờ sông.
"Hàng chục thanh gỗ chò, gỗ chua cổ thụ tấp vào rẫy keo của tôi nên sau lũ gia đình tôi bán được nhiều khúc cho tư thương, thu về 26 triệu đồng", ông Năm tiết lộ.
Gỗ dạt về sông Re thành bãi, người dân dùng cưa lốc máy xẻ thành phách hoặc tỉa thành sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ ngay bên bờ sông.
Gỗ dạt về sông Re thành bãi, người dân dùng cưa lốc máy xẻ thành phách hoặc tỉa thành sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ ngay bên bờ sông.
Bến tắm của dân làng Mang Rá, xã Ba Xa cũng trở thành bãi tập kết gỗ cổ thụ quy mô lớn. Lũ dữ làm phát lộ ra nhiều gốc cây Ké cổ thụ, huỳnh đàn hàng trăm năm tuổi. Nhiều gia đình ở vùng cao Ba Tơ đi dọc theo bìa sông, suối để đào gốc các loại cây cổ thụ này bán cho tư thương hoặc đưa về chạm khắc thành vật trang trí gỗ mỹ nghệ trong nhà.
Bến tắm của dân làng Mang Rá, xã Ba Xa cũng trở thành bãi tập kết gỗ cổ thụ quy mô lớn. Lũ dữ làm phát lộ ra nhiều gốc cây Ké cổ thụ, huỳnh đàn hàng trăm năm tuổi. Nhiều gia đình ở vùng cao Ba Tơ đi dọc theo bìa sông, suối để đào gốc các loại cây cổ thụ này bán cho tư thương hoặc đưa về chạm khắc thành vật trang trí gỗ mỹ nghệ trong nhà.
Ông Phạm Văn Linh ở thôn Măng Đen cho biết thêm, có 2 người trong làng tìm thấy gốc cây huỳnh đàn cổ thụ bán cho thương lái với giá 350 triệu đồng. 9 người khác trong thôn cũng vớt được mảnh gỗ huỳnh đàn lớn bán được 90 triệu đồng chia nhau.
Ông Phạm Văn Linh ở thôn Măng Đen cho biết thêm, có 2 người trong làng tìm thấy gốc cây huỳnh đàn cổ thụ bán cho thương lái với giá 350 triệu đồng. 9 người khác trong thôn cũng vớt được mảnh gỗ huỳnh đàn lớn bán được 90 triệu đồng chia nhau.
Người dân còn dựng lều bạt ở trên bãi bồi dòng sông để canh giữ gỗ, củi gom nhặt được sau lũ lịch sử. Trao đổi với VnExpress, ông Đinh Văn Oang, Chủ tịch UBND xã Ba Xa nói:
Người dân còn dựng lều bạt ở trên bãi bồi dòng sông để canh giữ gỗ, củi gom nhặt được sau lũ lịch sử. Trao đổi với VnExpress, ông Đinh Văn Oang, Chủ tịch UBND xã Ba Xa nói: "Nhiều cây trôi về quãng sông ở thôn Mang Rá, người dân mang cưa lốc ra cưa xẻ rồi kéo về nhà bán kiếm tiền. Còn củi thì nhà nào cũng chở về chất đầy sân dùng làm chất đốt".
Theo VnExpress