Theo ông Tâm, việc cho thuê sân đình làm bãi giữ xe được thực hiện từ hàng chục năm qua. Riêng ông Tâm làm ông Từ trông coi đình từ năm 1993. Đến 2013 thì được Ban quản lý di tích đình Phước Thạnh cho ký “hợp đồng” thuê sân đình.
Hình thức ký “hợp đồng” theo từng năm một, “tiền tươi” trả một lần sau khi ký hợp đồng.
|
|
Sân Đình Phước Thạnh được ông Tâm thuê từ năm 2013, giá 45 triệu đồng /năm |
|
|
Giá thuê tăng dần hàng năm. Hiện nay, giá thuê lên đến 80 triệu/năm. |
Theo giao kèo, ông Tâm được khai thác không gian sân đình để làm dịch vụ trông giữ xe máy. Thực tế, ngoài điện thờ, ông Tâm có thể sử dụng phần còn lại của khuôn viên đình vào các mục đích khác nhau, từ bán bánh canh, nước giải khát, đến nuôi gà,..
|
|
Đình thờ Thành hoàng và nhiều vị có công |
|
|
Đình Phước Thạnh được xếp hạng là di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh năm 2006 |
“Chúng tôi không có chỗ ở nên gia đình, con cái sinh sống luôn ở đình. Giá thuê ngày một cao, nếu chỉ trông giữ xe sẽ không đủ bù đắp, do đó phải buôn bán, làm thêm nhiều thứ để có thu nhập”- ông Tâm chia sẻ.
Đình Phước Thạnh nằm gần Thành cổ Diên Khánh.
|
|
Sân đình cho thuê theo thỏa thuận để giữ xe |
|
|
Xe của khách hàng gửi luôn chật kín sân đình |
|
|
Chỗ trống trong sân để bán hàng ăn, bánh canh,.. |
|
|
Một phần góc sân dành nuôi gà chọi |
|
|
Gia đình ông Tâm buôn bán, làm nhiều việc để có thu nhập trang trải tiền thuê di tích |
Đối diện đình, ngay phía bên kia con đường hẹp là chợ Thành, chợ trung tâm và lớn nhất huyện Diên Khánh, thành thử khu vực đình Phước Thạnh trở thành điểm buôn bán tấp nập đêm ngày. Khách gửi xe cũng chủ yếu là người đi chợ.
|
|
"Ông từ" Võ Hùng Tâm đã trông coi đình từ năm 1993. Cuộc sống gia đình ông khá chật vật!.. |
|
|
Không có chỗ ở, gia đình ông sinh sống ngay trong đình. |
Năm 2013 giá thuê sân đình là 45 triệu đồng/năm. Giá thuê không cố định mà tăng dần hàng năm như thị trường thuê bất động sản.
Đến năm 2018 (hợp đồng 16/7/2017 đến 15/7/2018) giá thuê được điều chỉnh lên đến 80 triệu đồng/năm, cho khu sân đình rộng vẻn vẹn 160 m2.
Di tích đình Phước Thạnh được UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, tại Quyết định số 1885/QĐ-UBND, năm 2006.
|
|
Kiến trúc, hoa văn trang trí đình khá ấn tượng |
Theo khẩu truyền, đình Phước Thạnh có từ trước khi khởi nghĩa Tây Sơn (1771 - 1795), khoảng niên đại vào giữa thế kỷ XVIII.
Năm 1852, dân làng đóng góp công của dựng lại ngôi đình bằng gỗ, mái lợp ngói Âm dương, xây thêm gian thờ các vị Tiền hiền, Hậu hiền.
Năm 1973 là lần trùng tu đình gần đây nhất: lợp lại ngói mới, trùng tu lại Tiền hiền, Hậu hiền, Nghi môn, đình được xây lại bằng gạch đá theo kiểu tường hồi bít đốc.
|
|
Phía trước cổng đình được tận dụng để buôn bán.. |
Hiện tại đình còn lưu giữ 13 sắc phong và 5 chiếu của các đời vua triều Nguyễn, trong đó phong cho Bà Thiên Y A Na 5 sắc, phong cho Thành Hoàng 5 sắc, phong cho Quan Công 2 sắc, phong cho cụ Kiều Khắc Hài 1 sắc; Đình còn lưu giữ được 5 chiếu của vua ban cho cụ Kiều Khắc Hài và cha mẹ của cụ.
Cũng theo ông Tâm, hiện ông đang lưu giữ một quyển sách chữ nho, kích cỡ 35 cm x 35 cm x 2 cm, nội dung ghi chép gốc gác đất đai của đình Phước Thạnh.
Nguyễn Huân