Để bảo tàng tư nhân hoạt động hiệu quả chính là các quỹ văn hóa của Nhà nước và của các tổ chức phi Chính phủ được xây dựng từ Trung ương đến địa phương…
   


Các doanh nghiệp, đơn vị sẽ rót tiền tài trợ cho các hoạt động văn hóa đích thực và các bảo tàng công lập cũng như ngoài công lập thông qua các hoạt động của quỹ văn hóa. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp cho các hoạt động văn hóa thông qua các quỹ văn hóa. Hàng năm, các bảo tàng sẽ đề xuất dự án, cạnh tranh với dự án của các bảo tàng khác để nhận được tiền tài trợ. Cuộc cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các bảo tàng vừa là động lực thúc đẩy các bảo tàng tư nhân và bảo tàng công lập tích cực hoạt động, vừa tạo ra nguồn thu.

Bên cạnh đó, giám đốc các bảo tàng tư nhân cũng cần năng động hơn trong việc liên kết với các công ty du lịch lữ hành. Sự kết hợp này không chỉ đôi bên cùng có lợi mà còn tạo ra các sản phẩm văn hóa đa dạng, góp phần bồi đắp thêm hình ảnh đẹp về đất nước Việt Nam. Để có điều này, các bảo tàng cần thay đổi ngay trong cách trưng bày và cung cấp thông tin. Sự sinh động hấp dẫn là yếu tố cơ bản để thu hút khách.

Chả thế, dù ở tận nơi hẻo lánh nhưng Việt phủ Thành Chương vẫn là ví dụ cho sức hút của một bảo tàng tư nhân. Còn các yếu tố khác như đơn vị “đỡ đầu”, liên kết du lịch là chất xúc tác giúp bảo tàng phát triển bền vững. PGS Nguyễn Văn Huy khẳng định: “Việc thành lập bảo tàng tư nhân không khó, nhưng duy trì và phát triển hoạt động mới thực sự khó. Nhiều bảo tàng đã teo đi nhanh chóng sau khi thành lập chỉ vì sự thiếu chuyên nghiệp”.
 

Theo An ninh thủ đô

.