Sau 6 tháng nghỉ thai sản, bà mẹ sẽ quay lại lại làm việc. Nhưng hầu hết các trường mầm non đang “bỏ quên” trẻ từ 6 - 18 tháng tuổi. Lỗ hổng này tạo nên mảnh đất màu mỡ cho các điểm giữ trẻ trái phép.

 


Ngoài ra, tính an toàn, yêu cầu về chăm sóc cho trẻ 6 - 18 tháng tuổi phức tạp hơn nhiều các lứa tuổi, chế độ chính sách lại giống nhau nên các trường rất “ngại” trẻ nhỏ. “Có thể số trẻ trẻ nhỏ đang bị đàn anh “đè”, không cạnh tranh nổi nên bị loại ra” - ông Hùng ví von.

Bà Trương Thị Việt Liên - Phó phòng Giáo dục mầm non (Sở GD-ĐT TPHCM) lý giải, trước đây các trường mầm non có lớp dành cho trẻ 6 - 12 tháng tuổi. Nhưng sau này nhu cầu gửi trẻ lứa tuổi này không nhiều, phụ huynh không muốn gửi con quá sớm, thường sau 12 hoặc 18 tháng, họ mới gửi con. Xuất phát từ việc nhu cầu giảm nên việc giữ trẻ ở lứa tuổi này của các trường cũng giảm dần để dành cho lửa tuổi lớn hơn.

Không chỉ các trường mầm non công lập mà các trường tư thục cũng không mặn mà với trẻ lứa tuổi 6 - 18 tháng tuổi. Do các trường không đảm bảo được điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Hơn nữa, chăm sóc trẻ ở độ tuổi này rất phức tạp nhưng học phí không chênh lệch nhiều so với trẻ lớn hơn nên các trường cũng không muốn "ôm khó" vào thân khi đang thiếu thốn trăm bề.

Cũng vì lẽ đó, trẻ ở lứa tuổi chăm sóc khó nhất, nhiều nguy cơ nhất hiện nay phần lớn lại đang được "đẩy" cho các nhóm trẻ gia đình không phép - nơi luôn được cảnh báo đầy các mối nguy cơ khi người giữ trẻ không có chuyên môn, cơ sở vật chất không đảm bảo...
 

Theo Dân trí

.