leftcenterrightdel
Ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trao tặng tượng Bác Hồ cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai 

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam mong muốn bài tỏ: Cuộc triển lãm "Tranh dân gian truyền thống Việt Nam" với nhiều nội dung đa dạng, phong phú, sắc màu tự nhiên rực rỡ, chúng tôi hy vọng rằng qua cuộc triển lãm lần này sẽ giúp cho công chúng và mọi người yêu nghệ thuật của các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng hiểu thêm về nét đẹp truyền thống đậm chất dân gian nhưng mang tính đặc sắc nghệ thuật cao.

Cuộc triển lãm lần này sẽ giới thiệu 68 bức tranh tiêu biểu, thuộc chất liệu tranh giấy với nhiều kích thước khác nhau được chọn lọc từ bộ sưu tập mỹ thuật tranh dân gian truyền thống của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, mong muốn cuộc triển lãm mang đến cho người xem những cảm nhận cơ bản về một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc và độc đáo, đa dạng phong phú của các dòng tranh dân gian nổi tiếng như: Hàng Trống (Kim Hoàng - Hà Nội), Đông Hồ (Thuận Thành - Bắc Ninh) và tranh Độc Lôi (Nghệ An), tranh thờ Vũ Di (Vĩnh Phúc).

leftcenterrightdel
Các đại biểu tham quan triển lãm 

 Các dòng tranh mang đến triển lãm lần này đều có nét thể hiện riêng biệt màu sắc tự nhiên rực rỡ, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và đều thể hiện ước vọng hòa bình về cuộc sống tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc ngàn đời của người dân Việt.

Triển lãm trưng bày đầy đủ 4 chủ đề chính của tranh dân gian Việt Nam. Tranh Hàng Trống chuyên phục vụ tầng lớp thị dân, nên có sắc thái rất riêng; màu sắc rực rỡ, nét vẽ tỉ mỉ, mềm mại thể hiện tâm lý ước mong, cầu phúc năm mới như tranh: Cá chép trông trăng, Bà chúa thượng ngàn, Chim công...để làm ra một bức tranh Hàng Trống, công đoạn bồi giấy cho tranh cũng là một kỹ thuật cần tới sự thành thục, khéo léo.

Tranh Đông Hồ, mộc mạc dân dã như cuộc sống bình dị của người dân thôn quê thể hiện nội dung, mang ý nghĩa tôn giáo, tâm linh, hay chúc tụng ngày Tết, tranh sinh họat, tranh họa theo thơ, tranh châm biếm như các tranh: Đại cát, Vinh hoa, Phú quý, Gà đàn, Lợn đàn...khi xem tranh Đông Hồ sẽ cảm nhận được cuộc sống sinh hoạt thường ngày với những nét đặc trưng riêng. Đó là cuộc sống ấm no, hạnh phúc với lối sống thanh lịch, trang nhã, đem đến cho người xem ấn tượng sâu sắc nét văn hóa và tinh tế.

leftcenterrightdel
 Đông đảo người dân tới tham quan cuộc triển lãm

Bởi thế, đề tài trong cuộc triển lãm “Tranh dân gian truyền thống Việt Nam” lần này là tranh sinh hoạt, phản ánh cuộc sống lao động bình dị của người dân thôn quê như: cảnh gieo mạ, cấy lúa ngoài đồng, chăn trâu, thổi sáo, những phiên chợ quê và có cả thể loại tranh thờ với những giá trị tâm linh, hay tranh chúc tụng thể hiện những ước mong về một năm mới tốt đẹp hơn. Chính những đề tài thân thuộc ấy đã tạo cho tranh dân gian Việt Nam một chỗ đứng bề lâu trong lịch sử và truyền thống văn hóa của dân tộc ta vẫn mãi được duy trì và phát triển, để mãi lưu giữ được một nét tinh thần riêng trong đời sống của người dân Việt Nam.

Chính Cương