Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu: Đào tạo Y dược, chất lượng phải đặt lên hàng đầu
Cập nhật lúc 23:26, Thứ năm, 03/12/2015 (GMT+7)
Tối 2/12, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gửi hai Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế về việc trường Đại học (ĐH) Kinh doanh và Công nghệ mở ngành đào tạo Y đa khoa và Dược. (Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, đào tạo Y dược, Bộ Y)
Tối 2/12, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gửi hai Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế về việc trường Đại học (ĐH) Kinh doanh và Công nghệ mở ngành đào tạo Y đa khoa và Dược.
Liên Bộ Y tế - GD&ĐT lập đoàn kiểm tra, thẩm định lại
Chiều 2/12, Bộ GD&ĐT đã có công văn đề nghị Bộ Y tế tham gia đoàn kiểm tra liên bộ để thẩm định việc thực hiện các yêu cầu của việc mở ngành Y đa khoa và Dược học tại trường Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Công văn của Bộ GD&ĐT cho biết: Đoàn công tác liên bộ GD&ĐT –Y tế đã tiến hành thẩm định và đã có các yêu cầu đối với Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tại biên bản thẩm định liên bộ ngày 05/10/2015. Để có căn cứ quyết định cho việc tuyển sinh ngành Y đa khoa và Dược học của trường này, theo công văn, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Y tế cử 2 cán bộ có chuyên môn về các ngành Y đa khoa và Dược học tham gia đoàn kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu của đoàn thẩm định liên bộ GD&ĐT - Y tế từ ngày 7 đến ngày 11/12/2015.
Như vậy, sau khi đã quyết định cho phép mở ngành hơn nửa tháng, Bộ GD&ĐT mới có quyết định kiểm tra liên ngành “để có căn cứ quyết định cho việc tuyển sinh ngành Y đa khoa và Dược học của Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ HN” như công văn ngày 2/12/2015 đề cập. Trước đó, ngày 19/11/2015, Bộ GD&ĐT đã ra quyết định cho phép Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Y đa khoa và Dược học. Quyết định này đã bị phản ứng rất mạnh từ dư luận xã hội, nhà quản lý giáo dục về chất lượng đào tạo của ngành khoa học liên quan đến sức khỏe con người và chất lượng đào tạo của một số trường ĐH ngoài công lập vốn có đầu vào tuyển sinh thấp.
Theo Tiền phong
.