- Số giảng viên cơ hữu của Trường cơ bản có thể đảm nhận được phần lớn chương trình giáo dục cử nhân luật chuyên ngành Kiểm sát.
- Giảng viên thỉnh giảng của Trường là các cán bộ, Kiểm sát viên có trình độ Tiến sĩ Luật đang công tác tại ngành Kiểm sát, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu trong và ngoài ngành Kiểm sát.

 


Để mở rộng quy mô và ngành đào tạo trong những năm 2016 - 2020 và những năm tiếp theo, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có chủ trương phát triển đội ngũ giảng viên của Trường cả về số lượng và chất lượng. Công tác phát triển đội ngũ giảng viên  được đưa ra với lộ trình cụ thể:

Thường xuyên tuyển dụng giảng viên theo nhu cầu của Trường. Xây dựng cơ chế tuyển dụng hợp lý để thu nhận những người có trình độ tiến sĩ, thạc sỹ trong các lĩnh vực đào tạo phù hợp, chú trọng xây dựng, phát triển đội ngũ tiến sỹ chuyên ngành. Có chính sách khuyến khích các nhà khoa học, các chuyên gia có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ tâm huyết với công tác đào tạo về làm giảng viên cơ hữu của trường.

Biệt phái, điều động các cán bộ có học vị tiến sĩ, thạc sĩ có kinh nghiệm thực tiễn và khả năng sư phạm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân các địa phương về trường làm giảng viên cơ hữu.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các giảng viên trẻ đi nghiên cứu sinh và học cao học ở trong nước và nước ngoài. Có chính sách ưu tiên và hỗ trợ kinh phí đối với những người đi học cao học, nghiên cứu sinh.

Khuyến khích giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ tham gia vào hoạt động thực tiễn để có thêm kiến thức thực tiễn phục vụ công tác giảng dạy. Lấy hiệu quả, chất lượng của việc tham gia hoạt động thực tiễn và kiến thức thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật là một tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của các giảng viên.

Giảng viên mới tuyển dụng được đào tạo về phương pháp giảng dạy, được bồi dưỡng nâng cao kiến thức tin học, ngoại ngữ; Tăng cường hợp tác quốc tế với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu tương ứng nước ngoài để trao đổi và đào tạo giảng viên…

Hỗ trợ kinh phí để giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học; đảm bảo các chế độ đãi ngộ, thu nhập và điều kiện giảng dạy, làm việc để giảng viên yên tâm phục vụ tại Trường.

Trong thời gian tới, Trường sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, nhất là số giảng viên thỉnh giảng về các môn học trong chương trình đại học còn thiếu giảng viên; duy trì khối lượng các môn học do giảng viên thỉnh giảng đảm nhận tối đa không quá 30% khối lượng của chương trình đào tạo.
 

P.V

.