’Đừng tranh cãi học 9 hay 12 năm’
Cập nhật lúc 14:16, Thứ sáu, 26/04/2013 (GMT+7)
“Khi giáo dục Việt Nam chưa xác định được triết lí giáo dục thì đừng bàn 9 năm hay 12 năm”- GS Hoàng Xuân Sính, chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long nêu quan điểm. Báo Bảo vệ Pháp luật điện tử, Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(BVPL) - “Khi giáo dục Việt Nam chưa xác định được triết lí giáo dục thì đừng bàn 9 năm hay 12 năm”- GS Hoàng Xuân Sính, chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long nêu quan điểm.
Tóm lại những tích phân, đạo hàm là rất cần thiết. Và giáo dục phổ thông cần 12 năm.
Cần một triết lí
Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau 2015. GS có góp ý gì để đề án có tính khả thi?
Trước khi góp ý tôi xin đưa chút so sánh về 2 nền giáo dục đối cực nhau là Mỹ và Pháp.
Giáo dục phổ thông ở Mỹ chủ trương cho thể thao lên hàng đầu. Tôi có chị bạn định cư ở Mỹ. Con học lớp 9, giỏi nhất tennis ở trường. Và đa số mọi người giỏi tennis còn hơn giỏi nhất Toán ở trường. Để trò phát triển tối đa về sức khỏe rồi vào đại học họ buộc SV phải “mở máy”, học thật nhiều. Thành ra nhiều trường ĐH của họ khó vì SV phải học nhiều.
Pháp lại chủ trương có 12 năm phổ thông để vào ĐH sinh viên sẽ đi chuyên sâu ngay chứ không học đại cương như Mỹ.
Nhưng cả hai nền giáo dục đều sản sinh ra những người giỏi. Vì đâu? Vì họ xác định được triết lí giáo dục.Có triết lí rồi mới xác định cần theo chương trình 9, 10 năm hay 12 năm được.
Hiện giáo dục phổ thông của mình bắt chước Pháp là nặng nhưng đến giáo dục ĐH lại không làm theo mà thả lỏng cho chơi. Đó là hệ quả của nền kinh tế kế hoạch với tư tưởng vào bao nhiêu phải ra bấy nhiêu.
Cách làm không nhất quán đó dẫn tới giáo dục của ta cứ đi vòng quanh, rối rắm.
Thậm chí ta bắt chước Pháp được bao nhiêu hay chỉ hời hợt? Trẻ ở Pháp học rất nặng, đặc biệt là việc tự học. Ta thay vào là việc bắt trẻ đi học thêm.
Đổi mới chương trình sách giáo khoa ở Việt Nam muốn thành công cần một triết lí. Sau đó tính làm như thế nào, giao cho ai viết hay nhập khẩu chương trình thì đơn giản. Ban soạn thảo phải làm từ lớp 1 đến ĐH. Nếu tách ra làm sẽ dẫn đến khập khiễng, thiếu toàn diện.
Theo Vietnamnet.vn