Theo đó, đồng chí Cao Thành Ngưng, Bí thư Chi bộ, Viện trưởng VKSND quận Phú Nhuận, TP HCM đã cùng Đảng viên Chi bộ VKSND quận Phú Nhuận tham quan Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (địa chỉ tại số 145 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1).

leftcenterrightdel
 Chi bộ VKSND quận Phú Nhuận tổ chức sinh hoạt chuyên đề kết hợp về nguồn.

Việc tham quan nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ động trực quan các ngày lễ, sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và thành phố trong tháng 8/2024 đến cán bộ, đảng viên về kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024), 55 năm Ngày mất của Người (2/9/1969 - 2/9/2024), 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024).

Qua việc tham quan Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, Chi bộ VKSND quận Phú Nhuận đã sinh hoạt chủ điểm năm 2024, nhằm nắm bắt tình hình tư tưởng, nâng cao nhận thức, chính trị của Đảng viên chi bộ. Đồng thời đảm bảo hoạt động tuyên truyền mang tính trực quan, sinh động kết hợp giao lưu nhân chứng lịch sử nhằm ôn lại truyền thống lịch sử, các anh hùng cách mạng, kết hợp dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

leftcenterrightdel
Chi bộ giao lưu với bà Đặng Thị Tuyết Mai (nhân chứng lịch sử -  vợ của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai).

Tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định, Chi bộ VKSND quận Phú Nhuận đã tìm hiểu về truyền thống cách mạng đấu tranh của lực lượng Biệt động Sài Gòn; Khám phá hơn 100 hiện vật từ thời kỳ kháng chiến, bao gồm vũ khí, tài liệu và vật dụng cá nhân của Biệt động quân Sài Gòn; Trải nghiệm thang máy cổ điển độc đáo từ năm 1963; Tham gia với các trình diễn tương tác và trải nghiệm thực tế ảo giúp lịch sử của Biệt động Sài Gòn trở nên sống động.

leftcenterrightdel
 Chi bộ VKSND quận Phú Nhuận tìm hiểu về truyền thống cách mạng đấu tranh của lực lượng Biệt động Sài Gòn.

Ngoài ra, Chi bộ VKSND quận Phú Nhuận cũng đã xem phim về Biệt động Sài Gòn, lịch sử Sài Gòn; Khám phá những hầm trú ẩn bí mật được Biệt động quân Sài Gòn sử dụng để cất giấu, cất giữ vũ khí và giao lưu với bà Đặng Thị Tuyết Mai (nhân chứng lịch sử -  vợ của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai).

leftcenterrightdel
 Lãnh đạo, cán bộ Kiểm sát viên VKSND quận Phú Nhuận tìm hiểu về các anh hùng Biệt động Sài Gòn.
leftcenterrightdel
 Các đồng chí trong đơn vị tìm hiểu về các trận đánh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
leftcenterrightdel
Đoàn VKSND quận Phú Nhuận xem phim về Biệt động Sài Gòn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định được thành lập với mục đích gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống đấu tranh anh hùng cách mạng của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn - Gia Định và lực lượng vũ trang TP Hồ Chí Minh. Đây là bảo tàng duy nhất ở Việt Nam về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Bảo tàng hiện đang trưng bày 7 bộ sưu tập hiện vật quý giá với hơn 300 hiện vật, tư liệu hình ảnh gắn liền với từng giai đoạn hoạt động cách mạng của ông Trần Văn Lai và lực lượng Biệt động Sài Gòn, gồm: Bộ sưu tập các hầm bí mật chứa vũ khí, ém quân; Bộ sưu tập những chiếc xe các chiến sĩ biệt động đã dùng để đi lại, hoạt động; Bộ sưu tập vũ khí; vật dụng sinh hoạt gắn liền với quá trình hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn; Bộ sưu tập dụng cụ đồ nghề sản xuất của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai; Bộ sưu tập thiết bị thông tin liên lạc... Mỗi hiện vật là một câu chuyện kể sống động, gần gũi, mang đầy tính chất huyền thoại của Biệt động Sài Gòn - Gia Định./.

Đại Lánh