(BVPL) - Nếu bạn cảm thấy mình chưa thông minh và muốn thay đổi điều đó thì đừng học theo lối tư duy cũ nữa. Dưới đây là 5 cách giúp bạn tăng khả năng tư duy:
|
ảnh minh họa |
Hầu hết con người không thực sự nghĩ nhiều về việc họ phải học như thế nào. Nhìn chung, chúng ta học theo cách thụ động tức là ngồi nghe ai đó giảng bài, thuyết trình,.. sau đó thì tiếp thu cái mà người ta nói.
Rõ ràng, khi chúng ta lớn lên thì nhu cầu học hỏi sẽ ngày càng cao. Càng ngày kiến thức trong bộ não chúng ta lại càng hoàn thiện hơn thông qua những sự kiện, hình ảnh, và những trải nghiệm trong cuộc sống.
Do đó, việc va chạm và chủ động tiếp thu kiến thức sẽ giúp chúng ta có nhiều ý tưởng và trải nghiệm mới. Thêm vào đó, nếu chúng ta coi việc học là việc làm cả đời thì chúng ta cần phải để cho não hoạt động nhiều để thu nhận kiến thức tốt hơn.
Nhu cầu học hỏi là vô hạn, bởi vậy, khao khát để học hỏi cái mới cần phải lớn hơn những thứ trước mắt. Thế giới đang ngày thay đổi và những ý tưởng mới luôn xuất hiện mỗi ngày. Vì vậy, nếu biết kết hợp chúng một cách khôn ngoan thì chúng ta sẽ không bị lạc hậu so với người khác. Dưới đây là một vài giải pháp giúp chúng ta tư duy tốt hơn nhằm mở rộng kiến thức.
Không quan trọng bạn bao nhiêu tuổi, chỉ cần bạn muốn thì bạn có thể làm được.
1. Kìm hãm tiếng nói bên trong suy nghĩ (hay còn gọi là: tiếng nói nhỏ)
“Tôi biết người bạn định nói rồi”. Đó là tiếng nói nhỏ trong suy nghĩ khi bạn nghe một ai đó nói chuyện mà trong đầu bạn nảy sinh những lời bình luận, hay những suy nghĩ thoáng qua trong đầu trước một câu chuyện nào đó hoặc một ai đó… Đó là tiếng nói phản ánh quan điểm của bạn về những thông tin được cung cấp. Việc lắng nghe những thứ mình nghĩ dễ dàng và thoải mái hơn là nghe người khác.
Tiếng nói nhỏ ấy thường khiến bạn không muốn nghe nhiều thông tin người nói cung cấp mà thường im lặng và phán xét trước khi nghe toàn bộ câu chuyện. Hãy học cách tập trung vào người nói nhiều hơn là tập trung vào tiếng nói nhỏ bên trong của bạn. Bạn sẽ học được rất nhiều từ những thứ bạn nghe được hơn là ngồi đó mà đoán họ định nói gì.
2. Tranh luận với chính mình
Nếu bạn không thể điều khiển tiếng nói nhỏ bên trong bạn, thì ít nhất hãy sử dụng chúng như một lợi thế. Mỗi khi ý kiến của bạn mâu thuẫn với người nói, hãy dừng lại và đưa ra một vài quan điểm cho những luận điểm đó. Hãy buộc não đưa ra tất cả những lý do tại sao người nói có thể đúng và bạn có thể sai.
Cách đánh giá tốt nhất là bạn hãy đặt mình vào vị trí của người nói. Nếu không được thì ít nhất bạn cũng đã củng cố thêm luận điểm cho quan điểm của mình.
3. Hành động như thể bạn đang rất tò mò
Một vài người hay tìm kiếm những cái mới và tò mò muốn tìm hiểu chúng, số khác lại không. Dù bạn có tò mò hay không thì cũng không sao, nhưng bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ việc hành động như một người tò mò.
Lần sau, nếu bạn có nghe được những thông tin gì đó, hãy ghi ra từ ba đến năm câu hỏi liên quan cho những vấn đề đó. Nếu bạn đang trong giảng đường, Google sẽ giúp là giải pháp tốt giúp bạn để tìm kiếm câu trả lời. Nếu bạn đang nói chuyện, bạn có thể hỏi những người khác về vấn đề bạn băn khoăn. Dù bằng cách nào đi chăng nữa, bạn vẫn phải tự tìm tòi và học hỏi thêm.
Hành động bằng việc suy nghĩ để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi bạn ghi ra sẽ giúp bạn mã hóa các khái niệm trong não bộ, điều đó giúp não bộ của chúng ta nhạy bén hơn. Miễn là bạn không thụ động bạn sẽ học được rất nhiều từ hành động tò mò đó.
4. Tìm ra cốt lõi của sự thật
Không có khái niệm hay lý thuyết nào xuất phát từ những suy nghĩ nông cạn. Ở đâu đó trong những khái niệm phức tạp có một vài khía cạnh dựa trên những quan điểm thực tế. Thậm chí nếu bạn đón nhận một ý tưởng nào đó, bạn cũng nên biết ít nhất sự thật đằng sau đó để có sự đánh giá khách quan hơn.
Hãy luôn tò mò và xây dựng những suy luận riêng của bạn. Bạn sẽ nâng cao kĩ năng bản thân, thậm chí có thể cải thiện các quan điểm ban đầu của người nói.
5. Tập trung vào những thông điệp chứ không phải người đưa ra thông điệp
Người ta thường không muốn học hỏi là do người truyền đạt thông điệp không mấy hấp dẫn. Có thể đó là một giảng viên nhàm chán, người có ngoại hình không bắt mắt hay thành viên của những đảng đối lập, thậm chí có cả bạn bè bạn…
Những người đó có thể làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận kiến thức của bạn. Hãy tách mình ra khỏi những suy nghĩ về những con người ấy mà hãy tập trung vào những thông điệp họ truyền tải, có thể tốt hoặc không. Giả vờ như bạn không biết gì cả, do đó bạn có thể nghe thông tin một cách khách quan hơn. Nếu người đưa ra thông điệp không hấp dẫn bạn có thể tham khảo với tâm lý như mình chơi 1 trò chơi để giải trí vậy.
N.T.Huyền
(Theo Inc.com)