* Tâm sự nhói lòng của người vợ trẻ
Thế là đã bước sang ngày thứ hai chị Quỳnh nhận được tin chồng mình, Trung úy Phạm Quốc Huy – (SN 1993) một trong 3 chiến sĩ CAND hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ ở xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội). Trong chớp mắt, người phụ nữ trẻ tuổi ấy đã trở thành quả phụ, còn đứa con thơ mới 6 tháng tuổi đã mãi mãi mất cha…
Quỳnh nghẹn ngào: "Chồng ơi, sao lại là anh...?". Người chiến sĩ trẻ sinh năm 1993, năm nay mới 27 tuổi đời, người bố của cô con gái 6 tháng tuổi sẽ không bao giờ có thể nghe và trả lời câu hỏi ấy của vợ. Bởi anh đã ra đi mãi mãi... |
Chúng tôi đã phải rất khó khăn đấu tranh tư tưởng trước khi quyết định liên lạc với chị Quỳnh. Trong mỗi chúng ta, khi đến độ tuổi trưởng thành, ít nhiều cũng đã không may mắn phải trải qua nỗi đau mất người thân. Chúng tôi không muốn những lời thăm hỏi của mình thêm một lần nữa khơi lại nỗi đớn đau của người vợ trẻ. Nhưng chúng tôi cho rằng, vượt qua nỗi đau, sự hi sinh của các anh cần phải được đông đảo nhân dân biết đến để nhân dân thêm hiểu, thêm chia sẻ và ủng hộ lực lượng CAND – một lực lượng từ nhân dân mà ra và luôn sống, chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân.
Rất may là suy nghĩ của chúng tôi lại trùng với suy nghĩ của chị. Và chúng tôi tin là suy nghĩ ấy sẽ trùng với rất nhiều bạn đọc. Từ trưa ngày hôm qua, 9/1, khi Bảo vệ pháp luật và các cơ quan báo chí khác đăng tải thông tin chính thức về sự hy sinh của 3 chiến sỹ Công an trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở Đồng Tâm, trong đó có chồng chị Quỳnh. Ngay lập tức, trên các diễn đàn, trang mạng xã hội, hàng vạn bài viết đã thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với những mất mát, hy sinh của các chiến sỹ CAND.
|
|
Ảnh cưới của hai vợ chồng chị Quỳnh - anh Huy (Ảnh chị Quỳnh cung cấp) |
Chị Quỳnh kể lại rằng, buổi sáng định mệnh ngày hôm đó cũng giống như bao nhiêu buổi sáng khác, chồng chị Trung úy Phạm Quốc Huy sửa soạn đồ đạc rồi đi công tác. Trước khi đi, đã thành thói quen, anh Huy hôn chào tạm biệt vợ và con.
Ông Tơ bà Nguyệt khéo se duyên. Anh Huy tốt nghiệp trường Đại học PCCC rồi về công tác tại Công an TP Hà Nội. Đến lượt chị Quỳnh cũng học ngôi trường này (hệ dân sự) rồi sang thực tập tại đúng đơn vị của anh Huy. Hai người quen và mến nhau từ đấy. Đến tháng 11/2018, họ cùng nhau bước lên xe hoa và nên nghĩa vợ chồng. Niềm vui nhanh chóng đến với đôi vợ chồng trẻ khi đứa con gái đầu lòng của họ chào đời…
Trở lại cái buổi sáng định mệnh ngày hôm đó. Trước khi chồng đi công tác, chị Quỳnh có hỏi chồng là khi nào anh về? “Anh đi công tác chắc vài ngày là về thôi, em yên tâm” – chị Quỳnh nhớ lại.
Do đặc thù nghề nghiệp, Trung úy Phạm Quốc Huy không nói cho vợ biết là mình đi công tác ở đâu. Và là người vợ của một chiến sĩ công an, chị
Tối ngày 8/1, chị Quỳnh bất ngờ nhận được điện thoại của chồng - Trung úy Phạm Quốc Huy. Anh nói nơi anh đang công tác, sóng điện thoại rất chập chờn nên khó liên lạc. Anh mới nhận được lương nên sẽ chuyển khoản ngay cho chị lấy tiền chăm sóc con và lo chi tiêu gia đình. Ngay sau cuộc gọi ấy, chị Quỳnh đã nhận được số tiền lương mà chồng mình chuyển về. Và đó cũng là lần liên lạc cuối cùng của đôi vợ chồng trẻ. |
Quỳnh cũng quá thấu hiểu nên không hỏi nhiều về nhiệm vụ của chồng. “Lúc đó tôi không có linh cảm gì cả vì anh ấy cũng hay đi công tác, tôi chỉ nghĩ chuyến công tác này cũng như các lần trước thôi. Ai ngờ đó là lần cuối cùng tôi và con được nhìn thấy anh ấy” – chị Quỳnh nghẹn ngào lau nước mắt.
Chị Quỳnh nhớ lại, ngày 9/1, khi chị đang ở nhà trông con thì bố chồng chị trở về nhà với vẻ thất thần. Nhưng sợ chị bị sốc nên đã tạm thời giấu chị. Mãi lâu sau, mọi người mới làm công tác tư tưởng rồi cho chị biết là: “chồng con đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ”.
Khi vừa nghe thấy, chị Quỳnh bàng hoàng, ngã quỵ xuống: “Bố! Bố hỏi lại xem hay anh ấy chỉ bị thương đang đưa đi cấp cứu thôi! Bố hỏi lại xem!?”. Tiếng hét thất thanh của người vợ trẻ khi ấy tựa như những nhát dao cứa vào tâm can của những người thân trong gia đình người chiến sỹ công an trẻ.
* Cuộc gọi cuối cùng của chồng
Như bao người chồng, người cha khác, anh Huy là một người hết mực thương yêu và chăm sóc cho vợ, cho con. Chị Quỳnh chia sẻ, sinh con được khoảng 2 tháng thì chị không may bị mất sữa. Từ đó, cháu phải uống sữa công thức mua bên ngoài. Đối với trẻ nhỏ, trung bình một đêm, ít nhất bố mẹ phải dậy pha sữa khoảng 2-3 lần. Và những đêm không phải đi ứng trực ở đơn vị, anh Huy đều hỗ trợ vợ bằng cách dậy pha sữa cho con. Giấc ngủ của anh cũng chập chờn theo con mỗi đêm ngày!
|
|
Trung úy Phạm Quốc Huy ra đi khi còn rất trẻ, để lại người vợ trẻ và con thơ 6 tháng tuổi (ảnh chị Quỳnh cung cấp). |
Sự quan tâm, chăm sóc của anh Huy dành cho vợ con kéo dài cho đến tận buổi tối trước ngày anh hi sinh. Chị Quỳnh kể lại, tối ngày 8/1, chị bất ngờ nhận được điện thoại của chồng. Anh nói nơi anh đang công tác, sóng điện thoại rất chập chờn nên khó liên lạc. Anh mới nhận được lương nên sẽ chuyển khoản ngay cho chị lấy tiền chăm sóc con và lo chi tiêu gia đình. Ngay sau cuộc gọi ấy, chị Quỳnh đã nhận được số tiền lương mà chồng mình chuyển về. Và đó cũng là lần liên lạc cuối cùng của đôi vợ chồng trẻ.
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo đơn vị Trung úy Phạm Quốc Huy công tác cho biết: Trung úy Phạm Quốc Huy là một sỹ quan trẻ có năng lực, nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Anh ham học hỏi các cán bộ đi trước và hết lòng giúp đỡ chiến sĩ mới về đơn vị. Không ngại khó khăn, sẵn sàng nhận và trực tiếp tham gia cùng đồng đội mõi khi có vụ việc xảy ra. Quá trình công tác anh đã nhiều lần được Giám đốc Công an TP tặng giấy khen đột xuất. |
Từ đầu đến cuối cuộc trò chuyện với tôi, giọng của chị Quỳnh nghẹn ngào có lúc không thành lời. Chị chia sẻ rằng, từ lúc nhận hung tin đến giờ, rất đông anh em họ hàng, bạn bè, xóm giềng đến thăm hỏi, chia sẻ cùng gia đình nhà chị, nhưng chị chỉ có thể nằm một chỗ. Chị đã tạm thời bị gục ngã trước nỗi đau quá lớn của cuộc đời chị.
Nhưng chị đã đồng ý với chúng tôi rằng, chị sẽ sớm phải cứng rắn đứng dậy để nuôi dạy đứa con thơ của vợ chồng chị thành người. Chị bảo, đó là cách tốt nhất để chị tưởng nhớ về chồng chị - một người cha đã không thể đêm đêm dậy pha sữa cho con thơ và song hành suốt cuộc đời với 2 mẹ con chị!.
Quỳnh nghẹn ngào: "Chồng ơi, sao lại là anh...?". Người sỹ quan trẻ tuổi, người bố của cô con gái 6 tháng tuổi sẽ không bao giờ có thể trả lời câu hỏi ấy của vợ. Bởi anh đã ra đi mãi mãi...