16h chiều nay (8/8), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức cuộc họp nghe công bố kết quả ban đầu về những nguyên nhân khiến đập dâng Ngàn Trươi đổi màu, bốc mùi hôi thối gây dư luận thời gian qua.

Chủ trì cuộc họp, có Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng Cục trưởng Cục quản lý xây dựng công trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hải Thanh, cùng các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành chức năng tỉnh Hà Tĩnh.

Tại cuộc họp, ông Hồ Huy Thành, Giám đốc sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh – Tổ trưởng tổ công tác cho biết thời gian qua đã kiểm tra thực địa tất cả các nguồn xả thải, từ đó đưa ra nhận định các tác nhân trong diện nghi vấn đều được loại trừ, bởi lượng nước trong khe Trươi nhỏ, có thời điểm khô kiệt không chảy; Nước thải sinh hoạt và chăn nuôi của các hộ gia đình dọc hai bên khe Trươi, bệnh viện huyện Vũ Quang đều không đáng kể và nằm trong giới hạn cho phép.

leftcenterrightdel
 Ông Hồ Huy Thành - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh phát biểu.

Đối với nguồn xả từ nhà máy sản xuất gỗ MDF, Sở TN&MT Hà Tĩnh nhận định không đáng kể, chỉ là lượng nước mưa chảy tràn đã thông qua hệ thống xử lý xả xuống Hói Trươi không lớn.

Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh nhận định, trong số các nguồn nước có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước của đập dâng Ngàn Trươi, thì nguồn nước từ Hồ Ngàn Trươi có lưu lượng lớn nhất.

Theo kết quả quan trắc của Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh, thì các thông số sắt vượt ngưỡng, xác hữu cơ có khối lượng nồng độ cao nhất là ở tầng đáy và tầng giữa của hồ Ngàn Trươi. Tại 2 điểm lấy mẫu này cũng cho kết quả các thông số vượt ngưỡng giống nhau.

Cụ thể: Thông số PH, DO, BOD5, COD, TSS, Amoni, Fe, Mn tăng ở tầng giữa, tầng đáy lòng hồ và đập Dâng (thấp hơn) vượt ngưỡng cho phép. Tương đương, các thông số đó cũng vượt ngưỡng tại mẫu lấy ở cửa xả hồ Ngàn Trươi và các tuyến kênhTrên cơ sở đó, tổ công tác bước đầu nhận định, nguyên nhân khiến nước ở đập Dâng chuyển màu và có mùi hôi là xuất phát xác thực vật đang bị phân hủy dưới lòng hồ Ngàn Trươi.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh cuộc họp.

Trái với kết quả quan trắc của Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh, Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 (Ban 4) bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại có kết quả quan trắc cho ra các thông số khác.

Theo ông Hoàng Xuân Thịnh, Giám đốc Ban 4, mặc dù kết quả quan trắc tầng giữa và tầng đáy hồ Ngàn Trươi có hàm lượng sắt vượt ngưỡng nhưng không phải là tác nhân chính gây nên hiện tượng biến đổi màu nước tại đập dâng Ngàn Trươi.

Ông Hoàng Xuân Thịnh phân tích, nếu do hàm lượng sắt từ lòng hồ Ngàn Trươi thì màu nước đập dâng và trên kênh chính phải đổi màu từ lúc hồ bắt đầu đi vào vận hành (vào tháng 12/2018), hoặc màu nước phải biến đổi từ từ,chứ không thể đột ngột như vậy.

Theo ông Thịnh, nguyên nhân chính khiến nước đập dâng Ngàn Trươi chuyển màu không phải do lòng hồ ô nhiễm mà xuất phát từ các nguồn xả vào khe Trươi và đập dâng, cụ thể chính là do lượng sắt từ Nhà máy sắt Vũ Quang đợt mưa từ ngày 13 – 15/5 đổ về, chảy qua khe Trươi, làm cho lượng sắt đã nghiền thành cám của nhà máy sắt Vũ Quang đổ về đập dâng gấp nhiều lần so với trước đó khiến nguồn nước đổi màu.

Riêng mùi hôi, ông Thịnh nhận định xuất phát do ô nhiễm hữu cơ, do mùn thực vật trong lòng hồ bị phân hủy.

Tai cuộc họp này, các ý kiến của chuyên gia, là các giáo sư, tiến sỹ và cán bộ chuyên môn khẳng định: Các thông số trong tất cả các mẫu nước quan trắc cho thấy nguồn nước đổi màu, bốc mùi hôi thối chỉ ảnh hưởng đến mặt cảm quan còn trên thực tế không ảnh hưởng đến tưới tiêu thủy lợi và nguồn nước đầu vào phục vụ sinh hoạt cho người dân.

P.V