Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, lượng mưa trong những ngày qua tại các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình phổ biến từ 50 – 100mm, nhiều điểm mưa trên 100mm như: Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 132mm, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 146mm.
Dự báo ngày và đêm hôm nay (4/9), tiếp tục có mưa rất to trên diện rộng ở các tỉnh này, mức trung bình đạt ngưỡng 100 – 200mm. Hiện mực nước sông ở các tỉnh trong khu vực đang lên rất cao, khả năng ở Hà Tĩnh, sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ dao động ở mức 13,2m; tại Quảng Bình nước sông Gianh tại Mai Hóa lên mức 6,3m, sông Kiến Giang tại Lệ Thủy lên mức 2,7m.
Mực nước các sông lớn ở Hà Tĩnh – Quảng Bình đều ở mức báo động 2 – 3, dự kiến mưa lớn kéo dài mực nước ở các sông sẽ tiếp tục dâng cao.
Sau đây là hình ảnh PV, CTV báo Bảo vệ pháp luật ghi nhận tại các điểm bị chia cắt bởi lũ lớn ở các tỉnh:
Hơn 50 ngàn học sinh ở Hà Tĩnh phải nghỉ học
Sau khi Thủy điện Hố Hô (tiếp giáp Quảng Bình – Hà Tĩnh) xả lũ, cùng lúc 8h sáng ngày hôm nay hồ Bộc Nguyên (Hà Tĩnh) xả tràn, đã khiến vùng hạ du huyện Hương Khê, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh ngập chìm trong biển nước. Trong đó 6 xã của huyện Hương Khê (Phương Điền, Phương Mỹ, Gia Phố, Hương Giang, Hương Thủy, Lộc Yên) bị nước lũ cô lập, chìm sâu trong nước bạc.
Trước tình hình này, ngoài việc di tản người và động vật ở tâm lũ đến nơi an toàn, chính quyền địa phương cũng đã thông báo hơn 50 ngàn học sinh ở Hương Khê và TP Hà Tĩnh nghỉ học (Hương Khê hơn 26.000 học sinh; TP Hà Tĩnh hơn 24.000 học sinh).
Dự kiến, sẽ rất nhiều trường học ở Hà Tĩnh phải hoãn khai giảng vào ngày mai (05/9).
* Huy động tối đa lực lượng, phương tiện giúp nhân dân trong mưa, lũ
Sáng 4/9, đoàn công tác Công an tỉnh do Đại tá Võ Trọng Hải, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra, giúp nhân dân ứng phó với mưa, lũ trên địa bàn huyện Hương Khê.
Do mưa lớn trong những ngày qua kết hợp xả tràn Nhà máy Thủy điện Hố Hô khiến các tuyến giao thông tại 6 xã của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị ngập sâu. Đến sáng 4/9, huyện Hương Khê có 18 xã bị ngập lụt, 6 xã hiện đang bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài gồm: Phương Mỹ, Phương Điền, Hương Giang, Hương Đô, Lộc Yên và Hương Thủy.
|
|
Nhiều tuyến đường chính vào trung tâm các xã Hương Giang, Hương Thủy (Hương Khê) ngập sâu, đã cấm đường để đảm bảo an toàn. |
Tại xã Phương Mỹ, từ chiều 3/9, mực nước tiếp tục dâng lên và bắt đầu vào mép sân nhà một số hộ dân. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, xã đã chỉ đạo các hộ dân thu hoạch các diện tích cây ăn quả nhằm tránh thiệt hại về tài sản.
Ông Lê Quốc Hậu – Chủ tịch UBND xã Phương Mỹ cho hay: "Hai ngày qua trên địa bàn xã có mưa to và rất to khiến cho các tuyến đường liên thôn, liên xóm trên địa bàn xã bị nước lũ chia cắt.
Cụ thể là tuyến đường liên xã Hà Linh - Phương Mỹ,; tuyến đường huyện lộ 7 Phương Điền - Phương Mỹ, Hà Linh và một số đoạn trên đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn xã đã bị ngập sâu nên các phương tiện giao thông không thể qua lại.
Hiện tại, trên 200 hộ dân thuộc 3 thôn Tân Thành, Thượng Sơn, Nam Hà đã bị nước lũ cô lập hoàn toàn. Trong khi nước sông Ngàn Sâu vẫn tiếp tục dâng lên thì nguy cơ gần 200 hộ dân ở các thôn Trung Thượng, Ấp Tiến và Thượng Sơn đang đứng trước nguy cơ bị nước lũ nhấn chìm. Trước tình hình này, xã Phương Mỹ đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể giúp sơ tán dân và dời dọn tài sản lên vùng cao tránh thiệt hại do thiên tai gây ra.
Được biết, hầu hết người dân ở Hương Khê đã sống chung với lũ nhiều năm nên trước mùa mưa lũ, người dân thường chủ động “4 tại chỗ”. Trong đó, dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men đã được người dân nơi đây chuẩn bị từ nhiều ngày trước.
|
|
Nước lũ tại các xã Phương Điền, Phương Mỹ, Hương Giang (Hương Khê) đã vượt mức báo động, cô lập chia cắt hàng nghìn hộ dân. |
Sau khi đi kiểm tra tình hình ngập lụt tại một số hộ dân ở các xã đang bị cô lập, Giám đốc Công an tỉnh Võ Trọng Hải chỉ đạo lực lượng Công an tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết để chủ động ứng phó, kịp thời thông báo, cảnh báo chính xác với người dân về tình hình mưa lũ để có các phương án phòng chống kịp thời. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức bảo đảm an toàn cho người, tài sản, phương tiện.
Lực lượng Công an sẵn sàng cơ động, chuẩn bị phương tiện phối hợp cùng cơ quan chức năng triển khai phương án sơ tán nhân dân, tham gia cứu hộ, cứu nạn. Chủ động triển khai các phương án đảm bảo an toàn giao thông, kịp thời xử lý các tình huống đảm bảo giao thông thông suốt; tổ chức hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát giao thông tại các khu vực ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc, nơi sạt lở nguy hiểm.
Trước dự báo những ngày tới trên địa bàn Hương Khê vẫn tiếp tục xẩy ra mưa vừa và mưa to, nguy cơ ngập lụt trên diện rộng, gây sạt lở đất bờ sông, lãnh đạo Công an tỉnh yêu cầu lực lượng Công an phải thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Đặc biệt, sơ tán dân về nơi an toàn nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
|
|
CBCS Công an tỉnh Hà Tĩnh giúp dân di chuyển tài sản |
|
|
Người dân di dời tài sản, vật nuôi và người già, trẻ em đến nơi an toàn. |
|
|
Phương tiện chính vào các xã tâm lũ ở Hương Khê (Hà Tĩnh) bây giờ là bằng thuyền, ca nô của lực lượng chức năng. |
Hàng nghìn hộ dân ở Quảng Bình bị chia cắt, nhà ngập lút nóc
Đến sáng ngày hôm nay (4/9), nhiều xã thuộc các huyện miền núi như Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch… đã ngập chìm trong biển nước, lũ chia cắt, cô lập hoàn toàn các xã như Tân Hóa.
Ước tính đã có hàng nghìn hộ dân ở các huyện miền núi Quảng Bình bị chia cắt, nhà bị nhấn chìm trong nước lũ đến tận nóc. Chính quyền, bộ đội địa phương đã tổ chức di dời các hộ dân cùng tài sản bị ngập sâu trong lũ đến nơi an toàn. Trong đó: huyện Tuyên Hóa đã di dời 200 hộ dân với gần 800 nhân khẩu, nếu nước sông Gianh tiếp tục dâng cao, dự kiến sẽ phải di dời 600 hộ dân với gần 2.500 nhân khẩu.
Đến nay, Quảng Bình đã có 2 người chết, mất tích và 1 người bị thương trong lũ.
|
|
Hàng nghìn nhà dân ở xã Tân Hóa (Minh Hóa) bị nước lũ chia cắt, ngập tận nóc nhà. |
|
|
Khu Chày Lập (Phúc Trạch - Bố Trạch) chìm trong biển nước |
|
|
Xã Hưng Trạch (Bố Trạch) cũng đã bị chia cắt bởi nước lũ. |
|
|
Khu chợ ở Phong Nha (Sơn Trạch - Bố Trạch) cũng bị ngập sâu trong biển nước. |
|
|
Lực lượng chức năng ở Quảng Bình tiến hành rào chắn, cấm nhiều tuyến đường vào tâm lũ để đảm bảo an toàn cho người dân. |
* Lo sợ ngập úng, nông dân Hương Khê khẩn trương thu hoạch bưởi đặc sản
Mưa lơn kéo dài nhiều ngày liền trên địa bàn Hà Tĩnh, trong đó khu vực Hương Khê lượng mưa tăng nhanh, lưu lượng mưa từ 387 - 425 mm cùng với việc thủy điện Hố Hô xả lũ gây ngập lụt ở nhiều nơi. Khiến cho nhiều hộ dân trồng giống bưởi Phúc Trạch đang vào vụ thu hoạch ở Hương Khê (Hà Tĩnh) như "ngồi trên đống lửa" do lo sợ nước lũ lên cao gây hư hỏng, ngập úng.
Theo ghi nhận PV, nước lũ dâng cao đã khiến nhiều hộ dân ở xã Phú Phong, Hương Trạch, Phúc Trạch.... nằm ven đường Hồ Chí Minh đã bị nước lũ tràn vào nhà. Nhiều diện tích trồng bưởi Phúc Trạch đặc sản cũng đã bị nước dâng cao gây ngập úng.
|
|
Nước đã dâng cao đe dọa vườn bưởi đặc sản |
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, mưa không có dấu hiệu ngừng nên người dân một mặt vừa phải di chuyển đồ đạc lên cao, mặt khác vừa khẩn trương thu hoạch những quả bưởi đã đến độ chín đưa vào nhà cất giữ hoặc tìm cách chuyển cho thương lái bán.
Mặc dù trời đang mưa to, vườn bưởi bị nước lũ tràn vào gây ngập úng, nhưng chị Nguyễn Thị Vân (46 tuổi, trú tại thôn 6, xã Phú Phong) vẫn phải đội nón ra vườn để thu hoạch bưởi vào nhà tránh mưa lũ làm hư hỏng.
“Gia đình có gần 100 gốc bưởi đang trong giai đoạn cho thu hoạch. Hiện, nước đã tràn vào vườn bưởi của gia đình. Để tránh cây bưởi bị ngập úng, héo lá khiến quả bị rụng xuống hư hỏng, gia đình tôi đã phải thu hoạch khẩn trương, hạn chế bớt thiệt hại”, chị Vân nói.
|
|
Người dân thu hoạnh bưởi dù chưa được giá |
Chị Hiền, một thương lái chuyên đi cắt bưởi ở các xã trên địa bàn Hương Khê cho hay: Mặc dù mưa lũ nhưng chúng tôi vẫn phải đi đến các vườn để tranh thủ thu mua bưởi cho bà con rồi chuyển về thành phố để phân phố cho các mối lẻ. Chứ nước lên cao mà cây bưởi bị ngập là coi như mất hết. Mỗi quả bưởi chọn với giá bán trung bình 50.000đ- 70.000đ nếu không kịp thu hoạch bưởi sẽ bị nước lũ nhấn chìm sẽ gây thiệt hại nặng.
|
|
Mỗi quả bưởi chọn với giá bán trung bình 50.000đ- 70.000đ |
Trao đổi với PV, ông Lê Quang Vinh, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho hay: toàn huyện Hương Khê có 1.900 ha trồng
bưởi Phúc Trạch đang trong giai đoạn thu hoạch. Tuy nhiên, đến nay người dân chỉ mới thu hoạch được 30% diện tích.
“Hiện nay, một số xã trồng bưởi Phúc Trạch đang bị nước lũ cô lập như Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Phú Phong… Người dân đang rất lo lắng vì vườn trồng loại cây có múi này cũng bị ngập sâu, quả bưởi sẽ bị úng thối hết”, ông Vinh nói.