Ngày 23/11, tại Đà Nẵng, Bộ Công Thương phối hợp với Thời báo Kinh tế Việ̀t Nam, UBND TP Đà Nẵng và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2019 với chủ đề: “Logistics nâng cao giá trị nông sản”.

Diễn đàn Logistics Việt Nam lần thứ 7 là sự kiện thường niên lớn nhất về ngành dịch vụ Logistics với  chuỗi các sự kiện Khảo sát Cảng và Trung tâm Logistics Chu Lai, thăm nhà máy ô tô Trường Hải; Hội thào chuyên đề: Logistics kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây và Kinh tế chia sẻ trong Logistics, phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam 2019 với chủ đề “Logistics nâng cao giá trị nông sàn.

leftcenterrightdel
 Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2019 với chủ đề: “Logistics nâng cao giá trị nông sản”.

Diễn đàn thu hút hơn 1000 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI, hơn 30 đoàn quốc tế dọc tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, đại diện các quốc giả trong khối ASEAN, Trung Quốc...cùng hơn 50 chuyên gia trong nước và quốc tế các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, logistics, công nghệ 4.0...

Năm 2019, kinh tế Việt Nam cơ bản ổn định, GDP 9 tháng đầu năm tăng 6,98%, đạt mức cao nhất so với cùng kỳ của 9 năm trở lại đây, lạm phát bình quân 9 tháng được kiểm soát ở mức thấp 1,91%, dự báo GDP cả năm 2019 có thể vượt mục tiêu tăng trưởng 6,6 - 6,8% do Quốc hội đề ra.

Trong khi đó, ngành dịch vụ logistics tiếp tục tốc độ tăng trưởng của các năm trước với mức độ tăng khoảng 13 - 15%/năm nhờ đà tăng trưởng của kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng, đặc biệt cùng với sự quan tâm phát triển dịch vụ logistics của các cấp từ Chính phủ đến các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp.

Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện nay là khoảng 3.000 doanh nghiệp, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không...

leftcenterrightdel
 Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị

Theo Báo cáo của World Bank về Chỉ số hoạt động logistics (LPI) vào tháng 7/2018, Việt Nam đứng thứ 39/160 nước tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong ASEAN. Việt Nam cũng là nước có xếp hạng ở top đầu trong các thị trường mới nổi.

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Thủ tướng Chính phủ luôn có chủ trương quan tâm phát triển các mô hình, loại hình dịch vụ nói chung. Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, xác định tốc độ tăng trưởng dịch vụ nói chung phải cao tốc độ tăng trưởng GDP. Trong phát triển dịch vụ, thì trọng điểm ưu tiên phát triển những dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tính hiện đại và tính hội nhập, như tài chính, ngân hành, bảo hiểm, logistics.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, trong thời gian tới tiếp tục tập trung nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ về định hướng phát triển ngành logistics.

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức và quán triệt sâu sắc quan điểm, định hướng phát triển ngành logistics trở thành ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân. Thứ 2, đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược, nhất là những diễn biến kinh tế - chính trị gần đây và làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó, đề xuất với Chính phủ những chủ trương, quyết sách thích hợp, nhằm tận dụng những cơ hội, ứng phó với những khó khăn, thách thức mới.

Thứ 3, nghiên cứu, xây dựng một Chiến lược tổng thể đi đôi với một Quy hoạch tổng thể phát triển ngành logistics của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040. Cuối cùng là kiện toàn bộ máy UB chỉ đạo quốc gia cùng với cơ chế phân cấp quản lý linh hoạt giữa TƯ và địa phương nhằm nâng cao vai trò chỉ đạo, điều hành hoạt động logistics, tiếp tục tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác về logistics.

Lê Tâm