Trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã chủ trì Hội nghị tăng cường công tác phòng chống dịch.

leftcenterrightdel

PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chủ trì Hội nghị phòng chống dịch sốt xuất huyết và tiêm chủng phòng bệnh. 

Tại Hội nghị, PGS.TS Hạnh nhận định bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nô%3ḅi năm nay có diễn biến phức tạp, xu hướng gia tăng cao so với cùng kỳ các năm. Để phòng chống dịch sốt xuất huyết có hiệu quả, nhất thiết phải có vai trò trách nhiệm của giám đốc Trung tâm y tế (TTYT) với tinh thần quyết liệt và làm hết trách nhiệm. Các quận, huyện tổ chức liên ngành đi kiểm tra các công trường xây dựng, chợ, trường học, khu công cộng, khu thuê trọ.

Theo ông Hạnh, đây là khoảng thời gian số lượng lớn học sinh, sinh viên tập trung học tại các trường, nên phải tăng cường công tác tập huấn phòng chống sốt xuất huyết trong các trường học cho giáo viên; cho cán bộ khám chữa bệnh để phát hiện và báo cáo sớm ca bệnh. Đặc biệt, đưa nghị quyết chuyên đề về phòng chống dịch sốt xuất huyết đến tất cả các chi bộ, đặc biệt là chi bộ có ổ dịch, yêu cầu phải có cán bộ y tế phải họp cùng. Phối hợp với Đảng ủy khối trường đại học, cao đẳng để tăng cường phòng chống sốt xuất huyết trong nhà trường cho đối tượng sinh viên. Bên cạnh đó, duy trì cảnh báo nguy cơ dịch hàng tuần. Sở Y tế cũng sẽ tăng cường kiểm tra giám sát các quận, huyện, xã, phường có nhiều bệnh nhân, ổ dịch kéo dài.

leftcenterrightdel
 PGS.TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm việc với quận Nam Từ Liêm
Tại báo cáo công tác phòng chống dịch bệnh, tính đến hết ngày 20/8, tổng số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là 2.481 người, không có trường hợp tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 352/584 xã, phường của 30 quận, huyện, thị xã. 12 đơn vị có số mắc cao nhất với 2.042 bệnh nhân, chiếm 82% tổng số bệnh nhân mắc là: Hà Đông (370 bệnh nhân), Nam Từ Liêm (218 bệnh nhân), Cầu Giấy (205 bệnh nhân), Đống Đa (194 bệnh nhân), Thường Tín (184 bệnh nhân), Thanh Oai (177 bệnh nhân), Hoàng Mai (148 bệnh nhân), Bắc Từ Liêm (147 bệnh nhân), Thanh Trì (122 bệnh nhân), Hoài Đức (117 bệnh nhân), Ba Đình (95 bệnh nhân), Thanh Xuân (65 bệnh nhân). Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ tương đương nhau. Bệnh nhân mắc tập trung vào nhóm học sinh, sinh viên (29%); nhóm người làm việc tự do (23%).

Trước diễn biến của dịch sốt xuất huyết, các phương án phòng chống đã được Trung tâm kiểm soát bệnh tật đề ra. Đã có 111 chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi chủ động được triển khai tại 13 quận, huyện. 144.871/168.306 hô%3ḅ, 195 công trường xây dựng, 1115 đơn vị gồm cơ quan, trường học, khu công cộng… đã được phun hóa chất.

leftcenterrightdel
Kiểm tra phát hiện bọ gậy 
Trước đó, Phó Giám đốc Sở Y tế, Hoàng Đức Hạnh cũng đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại phường Mễ Trì và làm việc với quận Nam Từ Liêm về các giải pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh bùng phát.

Tại cuộc kiểm tra, UBND phường Mễ Trì đã báo cáo dịch sốt xuất huyết diễn ra trên địa bàn phường. Tại phường đã ghi nhận 84 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 15 bệnh nhân đang điều trị. Ca bệnh đầu tiên ghi nhận vào ngày 5/4/2019 và ca bệnh gần nhất được ghi nhận là ngày 13/8/2019. Các ca bệnh mắc tập trung tại các tổ dân phố 1, 2, 3, 4, 6 Mễ Trì Thượng. Số ca mắc rải rác theo tuần, trung bình 2-3 ca/tuần, không có trường hợp tử vong.

leftcenterrightdel
Phát tờ rơi tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết 
Với 84 ca bệnh, Mễ Trì là phường có số ca mắc lớn nhất trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Để chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, phường Mễ Trì đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch từ điều tra, giám sát, xử lý ổ dịch bằng hóa chất; tuyên truyền để người dân tổng vệ sinh tại hộ gia đình, thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Ông Nguyễn Khắc Vững, Phó Chủ tịch UBND phường Mễ Trì cho biết, công tác phòng chống dịch trên địa bàn phường vẫn còn gặp một số khó khăn. Nhận thức của người dân về việc phòng chống dịch bệnh đã có chuyển biến rõ rệt song ý thức chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại các gia đình còn chưa tốt, đặc biệt tại các tổ trọng điểm bùng phát dịch. Bên cạnh đó, các công trình xây dựng dự án cũng như công trình dân cư đang là nguy cơ bùng phát dịch. Mật độ dân số quá cao nên việc kiểm soát nguồn lây nhiễm sốt xuất huyết cũng gặp nhiều khó khăn.

leftcenterrightdel
Phun hóa chất phòng chống bệnh sốt xuất huyết. 
“Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch, kiểm soát và giảm dần số ca bệnh trong thời gian tới, phường Mễ Trì sẽ tổ chức vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy diện rộng. Phối hợp với TTYT quận tổ chức phun hóa chất diệt muỗi diện rộng từ ngày 27/8 đến hết ngày 29/8/2019. Tiếp tục tổ chức các buổi họp dân lồng ghép tuyên truyền phòng chống dịch. Phối hợp với TTYT quận giám sát mật độ côn trùng, mật độ muỗi tại các khu vực có nguy cơ cao, khu vực nhiều bệnh nhân. Tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc mới tại cộng đồng, vận động gia đình đưa bệnh nhân điều trị tại bệnh viện, chủ động giám sát ổ dịch cũ, không để dịch bệnh lây lan và bùng phát. Đặc biệt, huy động mọi nguồn nhân lực tham gia diệt bọ gậy, tham gia các hoạt động phòng chống dịch” – Phó Chủ tịch phường Mễ Trì cho hay.

Không chỉ ở những phường có số người mắc sốt xuất huyết nhiều, Sở Y tế Hà Nội đã đến các huyện ngoại thành để tuyên truyền, chỉ đạo, kiểm tra việc chống dịch và cách chống dịch bệnh để không cho dịch bệnh lan truyền trong nhân dân. Không những thế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội và các TTYT quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì hoạt động giám sát phát hiện bệnh nhân tại các bệnh viện được phân cấp giám sát và tại cộng đồng; giám sát véc tơ và côn trùng truyền bệnh; giám sát tác nhân gây bệnh; tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết; tổ chức chiến dịch phun hóa chất chủ động diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Kịp thời phát hiện các ca mắc bệnh dịch và xử lý kịp thời, không để dịch lan rộng.

Lê Sử