leftcenterrightdel
Nước ở thượng lưu các sông tiếp tục dồn về và thời tiết vẫn có thể tiếp tục có mưa, mực nước của các sông đã dâng cao tới mức nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến các tuyến đê trên địa bàn huyện Chương Mỹ. (Ảnh: tintuc,vn) 
 
Công văn nêu rõ: Trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to, gây ngập úng trên diện rộng, làm thiệt hại lớn đối với diện tích lúa, rau màu và tài sản của tập thể, nhân dân. Trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục có mưa, lượng mưa đo được từ 17 giờ ngày 18/7 đến 17 giờ ngày 30/7 tại thị trấn Chúc Sơn là 313mm, Hạ Dục 401mm, Trí Thủy 541 mm, Đồng Sương 510 mm (trung bình 441,3mm). 
 
Mực nước sông Bùi tiếp tục dâng lên ( hồi 17 giờ ngày 30/7 tại Yên Duyệt là 7,5m, trên báo động 3 là 0,05m); mực nước các hồ: Hồ Miễu 39,6/39,5m; hồ Đồng Sương 18,35/18,2m; hồ Văn sơn 19,75m/19,5m.
 
Hiện nay, nước ở thượng lưu các sông tiếp tục dồn về và thời tiết vẫn có thể tiếp tục có mưa, mực nước của các sông đã dâng cao tới mức nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến các tuyến đê trên địa bàn huyện. 
 
Trước tình hình trên, để khẩn trương ứng phó với những diễn biến bất thường của tình hình mưa, lũ, ngập úng trên địa bàn huyện, hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra, Ban thường vụ Huyện ủy yêu cầu: 
 
UBND huyện, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các cơ quan ban ngành đoàn thể huyện; Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn dừng ngay các hội nghị, hội họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo ứng phó với tình hình mưa, lũ, ngập úng đang diễn ra trên địa bàn ; tiếp tục triển khai các biện pháp, phương án phòng, chống mưa lũ, ngập úng để hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra theo tinh than chỉ đọa của Công điện cố 02/CĐ – BCH hồi 11h30 ngày 30/7 của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiến cứu nạn huyện. 
 
Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa, lũ, ngập úng trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra các tuyến đê, hồ chưa công trình thủy lợi trên địa bàn, kịp thời nắm bắt có biện pháp khắc phục ngay các điểm đê xung yếu có nguy cơ tràn, vỡ, lở. Rà soát, chủ động triển khai phương án sơ tán các hộ dân ra khỏi vùng ngập úng khi có chủ trương, phương án sơ tán dân phải cụ thể, rõ ràng và đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho nhân dân khi sơ tán đến địa điểm mới, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân. 
 
Triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự, công tác đảm bảo dời sống nhân dân tại các khu vực bị ngập úng, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nước uống, hàng hóa vật tư, thiết yếu cho nhân dân, thực hiện tốt công tác sơ cấp cứu, phòng chống dịch bị cho nhân dân những khu vực bị ngập úng, chia cắt. 
 
Chủ động kiểm tra vận hành các trạm bơm tiêu để tiêu úng kip thời bảo vệ sản xuất. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất ngay sau khi nước rút. Tổ chức trực 24/24 giờ, đảm bảo thông tin liên lạc, thường xuyên thông tin trên hệ thống truyền thanh về tình hình mưa úng và mực nước các song. 
 
Chủ động thông báo cho nhân dân biết khi có tình huống phải sơ tán để đảm bảo an toàn; chủ động chỉ đạo xử lý tình huống và báo cáo kịp thời về Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện. 
 
Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy phụ trách cụm, Huyện ủy viên và trưởng ngành phụ trách xa, thị trấn, các đồng chí thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai của huyện trực tiếp xuống cơ sở nắm chắc tình hình, kịp thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống, ứng phó với diễn biến của tình hình mưa, lũ, ngập úng Thường xuyên báo cáo tình hình về Ban Thường vụ Huyện ủy.
 
Theo PV/ Báo Tin tức