Nhận 80% trợ cấp ngân sách, gần 1/5 dân số thuộc diện nghèo
Lạng Sơn có vị trí địa lý vô cùng đắc địa, mạng lưới giao thông thuận lợi cả về đường sắt và đường bộ nối tỉnh này với các địa phương trong và ngoài nước. Hệ thống 12 cửa khẩu và 7 cặp chợ vùng biên có thể giúp Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của cả nước với Trung Quốc, sau đó sang các nước Trung Á, châu Âu. Lạng Sơn lại giàu tài nguyên với hơn 500.000 ha rừng và nhiều mỏ đá vôi, kim loại. Mảnh đất này còn được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú như: động Tam Thanh, Nhị Thanh, núi Mẫu Sơn... hàng loạt di tích lịch sử như: Ải Chi Lăng, Thành Nhà Mạc… và nền văn hóa đa sắc màu của nhiều dân tộc với những phong tục, tập quán, lễ hội riêng.
Sở hữu đủ các thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng nhiều năm qua, Lạng Sơn vẫn nghèo. Tỉnh thường xuyên phải nhận trợ cấp ngân sách rất lớn, lên đến 80% với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lên tới 19%. GRDP bình quân đầu người năm 2018 của tỉnh đạt 38,4 triệu đồng/năm, thấp hơn nhiều so với GDP bình quân đầu người của cả nước là 58,5 triệu đồng/năm. Thế mạnh nổi trội đáng nhắc tới nhất của Lạng Sơn hiện nay là kinh tế cửa khẩu nhưng năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh chỉ đạt 4,855 tỷ USD, chưa bằng 2% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước với 244,72 tỷ USD. 
leftcenterrightdel
Du lịch Mẫu Sơn còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa phát triển đúng với tiềm năng  

Như Thủ tướng đã nói tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Lạng Sơn 2019 hôm 30/9 vừa qua: “Chúng ta cần một nền kinh tế mạnh của tỉnh nhà tại vùng biên giới, bởi không có tuyến phòng thủ nào vững chắc bằng tuyến phòng thủ là một nền kinh tế mạnh”. Thời điểm này, dường như Lạng Sơn quyết tâm hơn bao giờ hết khi dồn tất cả các nguồn lực, mở mọi cánh cửa để tìm ra chiến lược làm giàu.

Tháo gỡ các nút thắt

Chiến lược ấy đã được ông Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn hé lộ, trước thềm Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn 2019, trong một bài đăng trên Báo Lạng Sơn (http://baolangson.vn/tieu-diem/240993-khoi-day-tiem-nang-phat-trien-kinh-te.html). Theo ông Trưởng, để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của Lạng Sơn, trong giai đoạn 2019 - 2025, tỉnh sẽ ưu tiên thu hút đầu tư đối với dự án thuộc các lĩnh vực: logistics và kinh tế cửa khẩu; xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn; đặc biệt là phát triển du lịch.
Nhấn mạnh chọn du lịch là mũi nhọn phát triển kinh tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành Chương trình hành động để tập trung chỉ đạo phát triển du lịch theo hướng bền vững, chuyên nghiệp với sản phẩm du lịch đa dạng, có thương hiệu, tính cạnh tranh cao. Mục tiêu đến năm 2030 toàn tỉnh thu hút được khoảng 6 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt 381 triệu USD, đóng góp khoảng 10% GRDP của tỉnh. 
Thời gian tới, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư vào trọng điểm Mẫu Sơn, tận dụng những lợi thế sẵn có của vùng để khai thác thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh. Mục tiêu đến năm 2030, Khu du lịch Mẫu Sơn sẽ đón được khoảng 1 triệu lượt khách/năm, đến năm 2040 khoảng 1,5 - 2 triệu lượt khách/năm. 
Mẫu Sơn sẽ là “con gà đẻ trứng vàng” cho kinh tế Lạng Sơn?
Thực tế, lựa chọn đầu tư cho phát triển du lịch để làm lời giải cho bài toán “trở thành nền kinh tế mạnh” là phép giải thông minh đã được nhiều địa phương đi trước và thành công. Lấy ví dụ Đà Nẵng, năm 2018, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thành phố ước đạt 39.000 tỷ đồng, tổng thu ngân sách trên địa bàn ước thực hiện 26.513,5 tỷ đồng, trong đó ngành du lịch của thành phố đang ngày càng thể hiện vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn khi đóng góp 24.000 tỷ. Hay như Khánh Hòa, du lịch và dịch vụ chiếm đến 90% cơ cấu kinh tế của địa phương. Năm 2016, riêng doanh thu du lịch của Khánh Hòa đạt 12.998 tỷ đồng trong tổng số 18.096 tỷ đồng thu ngân sách toàn tỉnh. Hàng năm, du lịch Khánh Hòa tạo thêm việc làm cho khoảng 9.300 lao động với mức thu nhập khá.

leftcenterrightdel
 Sun Group được kỳ vọng sẽ chắp cánh tiềm năng du lịch Mẫu Sơn - Ảnh: Minh Dân
Định hướng phát triển kinh tế từ du lịch là khả quan và đã được chỉ rõ trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mẫu Sơn đến năm 2030 và Quyết định của Thủ tướng tháng 5/2019. Việc còn lại của Lạng Sơn là chọn được những nhà đầu tư xứng tầm, tâm huyết. Và tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn 2019, chìa khóa mở cửa tiềm năng du lịch Mẫu Sơn đã được trao cho Sun Group, cùng với nhiều dự án khác nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đưa Lạng Sơn thành nền kinh tế mạnh như Thủ tướng yêu cầu. Theo đó, tại quần thể này, Sun Group sẽ đầu tư xây dựng các hạng mục phục vụ hoạt động nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái mang bản sắc vùng núi phía Bắc.
Nhìn lại những gì mà Sun Group đã làm ở nhiều điểm đến có tiềm năng tương tự Mẫu Sơn như Bà Nà (Đà Nẵng) hay Sapa (Lào Cai), kỳ vọng về việc đưa du lịch Mẫu Sơn bứt phá là có cơ sở. Như lời chia sẻ đầy lạc quan của ông Phạm Ngọc Thưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn: “Dự án được đầu tư với quy mô tương đối lớn tại khu vực núi Mẫu Sơn, với kinh nghiệm và năng lực của Tập đoàn Sun Group đã đầu tư thành công nhiều dự án du lịch trên cả nước, chúng tôi tin tưởng rằng, dự án này sẽ được đầu tư bài bản, bảo đảm tiến độ, có ưu thế, sắc thái riêng và sẽ thành công”.
 
PV