leftcenterrightdel
 
    Được biết, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) là đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVNSPC làm nhiệm vụ phân phối, cung cấp điện trên địa bàn khu vực 21 tỉnh thành phố phía Nam từ Ninh Thuận đến Cà Mau (trừ TP Hồ Chí Minh), trong đó có các huyện đảo Phú Quốc, Phú Quý, Kiên Hai, Côn Đảo và đặc biệt quản lý cung cấp điện trên huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Về sản lượng điện thương phẩm năm 2018 của EVNSPC đạt gần 67 tỷ kWh, tương ứng khoảng 1/3 sản lượng điện của cả nước. Đến nay, đã cấp điện đến 2.513/2.513 xã phường thị trấn đạt tỷ lệ 100%; với hơn 8 triệu khách hàng sử dụng điện, đạt tỷ lệ 99,6%, trong đó số hộ dân nông thôn có điện đạt tỷ lệ trên 99,48%; số xã Nông thôn mới đạt Tiêu chí số 4 về điện là 1.310/1.960 xã, tương ứng 66,84%.

    Tình hình cung cấp điện tại thời điểm tháng 05 năm 2019, sản lượng bình quân ngày là 210.984.657 kWh/ngày; sản lượng ngày lớn nhất là 235.336.712 kWh/ngày (ngày 07/05/2019); tăng 12,19% so với tháng 05/2018; công suất lớn nhất là 11.284 MW (ngày 07/05/2019), tăng 9,84% so với tháng 05/2018. Theo kế hoạch, sản lượng điện thương phẩm năm 2019 sẽ đạt gần 74 tỷ kWh, tăng 10% so năm trước, đây cũng là dự báo mức tăng của các năm tiếp theo. Trong đó điện sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng khoảng 59%, tăng trên 12%. Nhiều địa phương như Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh tỷ trọng điện lĩnh vực này chiếm trên 70%. Cùng với kinh tế phát triển, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết nắng nóng, khô hạn, xâm nhập mặn khiến nhu cầu điện cho nông - lâm - thủy lợi tăng trên 20%; lĩnh vực thương mại, khách sạn, nhà hàng mức tăng trên 19%. Điện phục vụ đời sống sinh hoạt cũng tăng đột biến, khó lường trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao đỉnh điểm…Các yếu tố trên cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vận hành hệ thống cung cấp điện của EVNSPC.

    Trong khi đó, về nguồn điện truyền thống (than, khí, thủy điện) tại chỗ ở miền Nam đã vận hành mức hết công suất vẫn chưa thể đáp ứng đủ, phải nhờ thêm nguồn điện nhận truyền tải từ miền Bắc và miền Trung qua đường dây 500kV, chiếm trên 10% tổng sản lượng. Vì vậy, xét về ngắn hạn, điện cho miền Nam cơ bản vẫn có thể đảm bảo đáp ứng được, nhưng về lâu dài, nếu không phát triển nguồn mới, trong khi tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện vẫn ở mức cao như hiện nay, thì việc vận hành cung cấp điện sẽ rất căng thẳng và gặp nhiều khó khăn, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung điện hoàn toàn có thể xảy ra.

    Để tìm giải pháp phát triển nguồn điện đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm áp lực nguồn cung cấp điện khu vực miền Nam, cụ thể:          

Về giải pháp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

    Tiếp tục đồng hành hưởng ứng tích cức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả theo Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Tuyên truyền các giải pháp giúp người dân biết cùng hưởng ứng qua các kênh truyền thông đại chúng (hệ thống phát thanh tại xã/phường xóm ấp thuộc khu vực nông thôn; hoạt động tuyên truyền, sinh hoạt định kỳ của các đoàn thể xã hội tại địa phương) thường xuyên triển khai đào tạo, hướng dẫn lực lượng tuyên truyền viên là hội viên các tổ chức hội, đoàn thể địa phương như: Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên; trường học, học sinh kiến thức, kỷ năng về tiết kiệm điện; Triển khai hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất 2019; Chương trình “Gia đình tiết kiệm điện, Ấp/Tuyến phố tiết kiệm điện”, Chương trình “Tiết kiệm điện trong trường học”; Tổ chức Ngày hội tiết kiệm điện; Chương trình tiết kiệm điện trong nuôi trồng: Đổi đèn compact trồng thanh long, trồng hoa cúc, tiết kiệm điện trong nuôi tôm công nghiệp tại các tỉnh Duyên hải Đồng bằng Sông Cửu Long...

leftcenterrightdel

Hô%3ḅi thảo “Tìm giải pháp phát triển nguồn điện đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia” 

Về phát triển nguồn năng lượng điện tái tạo

    Việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn 21 tỉnh/thành phố phía Nam đến nay đã có 84 nhà máy điện năng lượng tái tạo được thỏa thuận đấu nối, với 22 nhà máy điện gió và 62 nhà máy điện mặt trời. Dự kiến đến ngày 30/6/2019, có 51 nhà máy điện năng lượng tái tạo đưa vào vận hành (gồm 6 nhà máy điện gió với công suất 236,2 MW và 45 nhà máy điện mặt trời với công suất là 2.255 MWp).

Về hệ thống điện mặt trời trên mái nhà (ĐMTMN)

    Tổng công ty Điện lực miền Nam triển khai lắp đặt điện mặt trời tại tất cả mái nhà văn phòng các Công ty Điện lực/Điện lực, trạm biến áp phân phối do EVN SPC quản lý. Dự kiến khoảng 400 vị trí với công suất dự kiến khoảng 13MWp;

    Trên địa bàn có hơn 1.435 khách hàng hưởng ứng lắp đặt ĐMTMN đã được lắp đặt công tơ 2 chiều (số lượng công tơ 1 pha là 1.063 công tơ và công tơ 3 pha là 372 công tơ), tổng công suất tấm pin là 22.504  kWp, với sản lượng ngoài phần khách hàng sử dụng còn được phát bán lên lưới bán cho ngành điện là 2.878.355 kWh với giá 9,35cent USD/kWh tương ứng 2.134 đồng/kWh tính cho năm 2019.

     Để nguồn điện này đạt khoảng 95.650 kWp trong năm 2019, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã triển khai nhiều giải pháp, cụ thể như: Triển khai phổ biến, quảng bá trên các phương tiện truyền thông công cộng khuyến khích lắp đặt ĐMTMN; quy trình đăng ký, tiếp nhận hồ sơ đề nghị lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà; quy trình thủ tục nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán điện ĐMTMN; Lắp đặt (miễn phí) công tơ đo đếm hai chiều đo đếm điện năng, ký kết hợp đồng mua lượng điện dư từ hệ thống ĐMTMN của hộ dân/doanh nghiệp phát lên lưới điện; thanh toán tiền hàng tháng theo giá quy định, thực hiện (miễn phí) các hồ sơ liên quan việc đấu nối vào lưới điện, ghi chỉ số, thanh toán tiền ĐMTMN đến khách hàng định kỳ tháng; Sẵn sàng tư vấn người dân/doanh nghiệp về các nội dung liên quan ĐMTMN; khi liên hệ với Điện lực huyện/thị hoặc qua điện thoại Trung tâm Chăm sóc khách hàng (số 1900-1006 hoặc 1900-9000); Gửi thư ngỏ đến UBND 21 tỉnh/thành hỗ trợ, vận động và có cơ chế khuyến khích các Cơ quan hành chính địa phương lắp đặt hệ thống ĐMTMN; Tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn kiến thức cơ bản về ĐMTMN, thủ tục hồ sơ lắp đặt cho đội ngũ tuyên truyền viên là CBCNV và hội viên thuộc các tổ chức đoàn thể; đồng thời xây dựng có cơ chế tài chính bồi dưỡng cho người vận động khách hàng có lắp đặt  ĐMTMN.

Một số vướng mắc, khó khăn khi vận động lắp đặt hệ thống ĐMTMN

     Hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước chưa ban hành bộ tiêu chuẩn của các thiết bị chính, cũng như công bố các thiết bị, nhà cung cấp đạt chất lượng liên quan đến lắp đặt hệ thống ĐMTMN, các nhà đầu tư (hộ gia đình, doanh nghiệp) gặp khó khăn trong việc lựa chọn thiết bị phù hợp để đầu tư;

     Thiếu các tổ chức kiểm định độc lập để xác nhận và công bố chất lượng thiết bị trước khi đấu nối lên lưới điện theo thông tư 39/TT-BCT ngày 18/11/2015 về Quy định hệ thống điện phân phối;

     Suất đầu tư cho 01 kWp cũng là cản trở lớn khi có quá nhiều lời chào từ các nhà cung cấp, giá đầu tư cho 01 kWp chênh lệch khá lớn đến 50% (từ 11 - 25 triệu), các nhà đầu tư khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp vừa có thiết bị đảm bảo chất lượng đồng thời giá cả phù nhất.

Về giải pháp đồng hành hưởng ứng Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR)

Trước những khó khăn được dự báo; để góp phần ngăn ngừa sự cố, rủi ro, đảm bảo an ninh năng lượng điện phục vụ phát triển kinh tề- anh sinh, xã hội. Ngày 08/3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 279/QĐ-TTg ngày Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 (Chương trình DSM). Trước đó Bộ Công Thương đã triển khai các văn bản pháp luật liên quan như: Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 Quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời; Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/3/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của của Thông tư số 16/2017/TT-BCT; Thông tư số 23/2017/TT-BCT ngày 16/11/2017 Quy định nội dung, trình tự thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện; Quyết định 175/QĐ-BCT ngày 28/01/2019 Phê duyệt lộ trình và kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR).

Để thực hiện chủ trương này của Chính phủ, Tổng công ty Điện lực miền Nam cũng đã và đang triển khai nhiều giải pháp, rất mong được các cấp, các ngành và khách hàng đồng hành góp phần đảm bảo cấp điện được an toàn, hiệu quả hơn.

 

Phi Sơn