Theo Đề án 1059 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, mặt hàng trọng điểm đuợc xác định là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả kiểm tra, xử lý đối với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ năm 2017 đến tháng 11/2020, cụ thể:

 Đối với mặt hàng phân bón: đã kiểm tra 548 cơ sở, xử lý 395 cơ sở, tiền thu phạt 1.561 triệu đồng.

 Đối với mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật: đã kiểm tra 211 cơ sở, xử lý 175 cơ sở, tiền thu phạt 386 triệu đồng.

Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2020, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra: 3.728 vụ, xử lý 2.988 vụ, tổng tiền thu phạt: 8.655,6 triệu đồng. Trong đó: Phạt vi phạm hành chính: 6.871,6 triệu đồng; trị giá hàng hóa bán: 649 triệu đồng; trị giá hàng đã tiêu hủy: 1.135 triệu đồng; trị giá hàng chờ bán, chờ tiêu hủy: 1.091,3 triệu đồng

Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 30/10/2020 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021; Kế hoạch số 17/KH-TCQLTT ngày 24/11/2020 của Tổng Cục QLTT về Cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020 và trước, trong, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021; Kế hoạch số 257/KH-BCĐ ngày 01/12/2020 của Ban chỉ đạo 389 tỉnh về Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng Kế hoạch  số 1482/KH-CQLTT ngày 01/12/2020 về mở đợt Cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020 và trước, trong, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, tăng cường quản lý giám sát, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả giải quyết công việc; nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

leftcenterrightdel
Cục QLTT Thanh Hóa bắt và tiêu hủy 9 tấn nầm lợn không rõ nguồn gốc.  
Ông Nguyễn Văn Hùng, Q. Cục trưởng, Cục QLTT Thanh Hóa cho biết: năm 2020 có nhiều khó khăn thách thức từ dịch bệnh COVID-19 bùng phát; dịch tả lợn Châu Phi, lũ lụt thiên tai triền miên,... song Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã nổ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Để chất lượng sản phẩn đến với người tiêu dùng vẫn là tăng cường công tác kiểm tra trên khâu lưu thông, thời gian tới du khách sẽ đến một số điểm du lịch của Thanh Hóa khá đông như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa... vì vậy việc tăng cường kiểm tra các mặt hàng hải sản, thực phẩm,... là cần thiết.

Theo đó Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã xây dựng Kế hoạch phối hợp với các lực lượng chức năng, nhất là cùng với Công an là lực lượng nòng cốt trong kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa, phối hợp với các lực lượng chức năng để đấu tranh có hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn toàn tỉnh.

leftcenterrightdel
Cục QLTT Thanh Hóa bắt và tiêu hủy 9 tấn nầm lợn không rõ nguồn gốc.  
Tăng cường công tác tuyên truyền,phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương xây dựng, kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật đến các tổ chức, cơ sở, các hộ sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; thực hiện ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng và kiểm tra, giám sát đối với những cơ sở kinh doanh đã ký cam kết và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc thường xuyên dự báo sát diễn biến tình hình thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng hóa gian lận nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, các website, mạng xã hội, các ứng dụng bán hàng trực tuyến... và các hành vi vi phạm về giá.

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn; chủ động phối hợp với các Hiệp hội Doanh nghiệp, Doanh nghiệp để tổ chức tập huấn nhận diện phương thức thủ đoạn, gian lận của các đối tượng vi phạm; để nâng cao hiệu quả chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ công chức, kiểm soát viên.Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ Nghị định số 19/2020/NĐ-CPcủa Chính phủ...

Phạm Ngọc