Dù cả đời gắn bó với ruộng đồng hay tình cờ đến với nghề nông, họ đều là những nông dân tiên phong trong nghề, nổi tiếng sản xuất giỏi của tỉnh. Họ giàu lên nhờ biết ứng dụng kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại vào sản xuất.

 


Để giống mít mới tăng trưởng tốt, ông đã đầu tư hệ thống tưới tự động, xây dựng quy trình chăm sóc riêng công phu hơn rất nhiều so với trồng những giống mít truyền thống. Thời điểm kết trái, người trồng càng cần phải bỏ công xử lý kỹ thuật để cây cho trái lớn, chất lượng ngon. “Từ khi trái mới nhú, tôi đã theo sát chụp hình lại suốt quá trình từ lúc sinh trưởng cho đến khi trái già; phải cắt tỉa, chọn lọc và chỉ để lại những trái khỏe, gai nở đều. Tôi cho bao trái từ nhỏ để giảm côn trùng, sâu hại, nhất là vào mùa mưa nhằm hạn chế nước mưa thấm vào cuống gây thối trái. Phải mất 3 lứa trái, tôi mới tìm ra bí quyết để tăng trọng lượng  lên hơn 20 kg/trái, tăng gấp đôi so với vụ đầu; múi mít có màu vàng rượm, vị ngọt cũng đậm đà hơn so với giống gốc. Nhờ đó, tôi đang bán được mít với giá 50 ngàn đồng/kg” - ông Nghĩa kể.

Với lợi thế là chủ doanh nghiệp nên ông đem giống mít đặc sản của mình đi tiếp thị khắp nơi. Hiện ông nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ những bạn hàng từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Ngoài ra, một số khách nước ngoài cũng rất quan tâm. Ông đang xây dựng kế hoạch nhân rộng giống mít đặc sản này và sản xuất theo quy trình VietGap để hướng đến thị trường xuất khẩu.

 

Theo Báo Đồng Nai

.