Người lao động và doanh nghiệp không mặn mà với tăng lương
Cập nhật lúc 09:04, Thứ tư, 22/01/2014 (GMT+7)
Nguyên nhân do mức tăng chưa thấm vào đâu khi mà lương tăng thì giá cả cũng tăng theo. (tăng lương, Thăng Long, lao động, doanh nghiệp)
Nguyên nhân do mức tăng chưa thấm vào đâu khi mà lương tăng thì giá cả cũng tăng theo.
Còn chị Trần Thu Ba, công nhân Công ty Cannon cho biết: là tay hòm chìa khóa của cả gia đình gồm vợ chồng và con nhỏ, chị phải đau đầu tính toán chi li từng khoản từ gas, điện, nước, lương thực, thực phẩm, làm sao không vượt quá tổng thu nhập 7 triệu đồng một tháng của hai vợ chồng. Được tăng lương đấy nhưng vẫn canh cánh nỗi lo.
Chị Trần Thu Ba chia sẻ: “Bây giờ được tăng 300.000 đồng, mà giá cả tăng lên không thể đáp ứng được. Thường các bà chủ nhà trọ, nếu khu công nghiệp có đợt tăng lương thì cũng tăng giá nhà theo. Hiện tại, phòng tôi thuê 700.000 đồng/tháng, tính cả tiền điện, nước nữa cũng phải hơn 1 triệu đồng”.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2014 chỉ cao hơn mức cũ từ 250 nghìn đến 300 nghìn đồng/tháng. Khảo sát tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, nhiều doanh nghiệp đã trả lương bằng hoặc cao hơn mức lương mới mà Chính phủ quy định. Vì thế, mức lương mà Chính phủ điều chỉnh chỉ khiến doanh nghiệp phải đóng thêm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Ông Nguyễn An Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần vật liệu An Thành Phát than thở: “Hiện tại đầu ra của doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn. Sản xuất nhưng hàng tiêu thụ bị ứ lại và thực sự gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những việc trong tầm của mình, doanh nghiệp có thể giải quyết được, nhưng những việc tầm vĩ mô, khi các công trình xây dựng bị đình trệ lại thì chúng tôi cũng bị đình trệ, tăng lương tối thiểu cũng là một áp lực đối với doanh nghiệp”.
Theo ông Đinh Quốc Toản, Chủ tịch công đoàn các Khu công nghiệp khu chế xuất Hà Nội, hiện, có hơn 60% doanh nghiệp tại các khu công nghiệp báo cáo về mức tăng lương tối thiểu vùng dưới nhiều hình thức. Số doanh nghiệp còn lại do đang dịp Tết, cộng với việc có đông công nhân cho nên việc điều chỉnh mức lương mới chỉ đang trong quá trình tiến hành.
Ông Toản cũng cho rằng, lương tối thiểu được dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Lương tăng, đồng nghĩa mức đóng bảo hiểm của cả doanh nghiệp và lao động đều tăng, trong khi sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn. Vì vậy, ông Toản cho rằng, công nhân lao động cũng nên chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong lúc này:
Hiện nay, một số doanh nghiệp vẫn điều chỉnh tăng hơn 280.000 đồng cho người lao động, thậm chí có những doanh nghiệp tăng thêm cho công nhân 300.000 đồng/người/tháng như Canon, Sowa. Tuy nhiên, công đoàn các khu công nghiệp cũng vẫn động viên người lao động chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp để cùng doanh nghiệp ổn định và phát triển, vượt qua những giai đoạn khó khăn. Bởi doanh nghiệp phát triển thì chắc chắn sẽ chăm lo tốt hơn về đời sống cho công nhân lao động.
Như vậy, với mức tăng lương tối thiểu vùng từ 250.000 đến 300.000, thấp hơn nhiều so với mức đề nghị của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thì cả người lao động và doanh nghiệp đều không mặn mà. Có lẽ, mong muốn lớn nhất của họ lúc này là kinh tế vượt qua thời kỳ khó khăn, sản xuất thuận lợi và mức tăng lương tương xứng, đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động./.
Theo VOV
.