Theo đó, liên ngành đã thống nhất các giải pháp triển khai Bộ luật Hình sự năm 2015, Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP và phân công trách nhiệm của các ngành liên quan.
Cụ thể:
3 nhóm giải pháp gồm:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và Bộ luật Hình sự, Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của các cơ quan, đơn vị và cá nhân, đặc biệt là các đơn vị sử dụng lao động có hành vi nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động;
- Các ngành trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm thuộc lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo quy định của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP;
- Từ quý 4/2019, triển khai kiến nghị, điều tra, khởi tố, xét xử theo quy trình tố tụng hình sự đối với các tội danh thuộc lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp tại Điều 214 về tội gian lận BHXH, BH thất nghiệp; Điều 215 về tội gian lận BHYT và Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự.
leftcenterrightdel
 
Phân trách nhiệm là:
1. BHXH tỉnh:
- Báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo và phối hợp các ngành đặc biệt là các cơ quan thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; các Điều 214, 215, 216 Bộ luật Hình sự; Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP;
- Trên cơ sở danh sách các đơn vị sử dụng lao động đang nợ tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp từ đủ 6 tháng trở lên thực hiện rà soát, phân loại thành các nhóm: Đơn vị nợ đọng do hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó  khăn dẫn tới tình trạng không có khả năng thanh toán, đơn vị có khả năng thanh toán nhưng chây ỳ, chiếm dụng tiền BHXH, BHYT, BHYT, BH thất nghiệp của người lao động… Đối với mỗi loại nhóm đơn vị thực hiện xây dựng phương án xử lý cho phù hợp.
- Rà soát các đơn vị sử dụng lao động đã bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trong năm 2018 và năm 2019 nhưng không chấp hành, tiếp tục có hành vi vi phạm, có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự để thiết lập hồ sơ theo quy định, có văn bản kiến nghị khởi tố gửi Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc BHXH tỉnh, BHXH cấp huyện chủ động phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan Công an, Viện Kiểm sát về các vụ việc vi phạm pháp luật, có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp phát hiện được trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của ngành. Trường hợp cần thiết theo yêu cầu có thể cử cán bộ tham gia phối hợp cùng với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát và Công an trong việc phân loại, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm;
- Mời đại diện Công an tỉnh tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành, kiểm tra về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp do Giám đốc BHXH tỉnh ban hành quyết định thành lập tại các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám chữa bệnh.
2. Công an tỉnh
- Phối hợp kịp thời cùng BHXH tỉnh thông báo về tình hình vi phạm, tội phạm xảy ra trong lĩnh vực bảo hiểm và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An để BHXH tỉnh có biện pháp phòng ngừa trong nội bộ ngành BHXH 2 cấp tỉnh và huyện;
- Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an cấp huyện thực hiện tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp do cơ quan BHXH chuyển đến theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo phòng Cảnh sát Công an tỉnh phối hợp với BHXH tỉnh:
+ Rà soát, phân loại các đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh có dữ liệu tiềm ẩn các hành vi vi phạm, phạm tội về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp để chủ động đấu tranh, điều tra phòng ngừa, phát hiện xử lý kịp thời;
+ Cử cán bộ tham gia các Đoàn thanh tra, kiểm tra của BHXH tỉnh tại các đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh có dấu hiệu vi phạm, phạm tội; hướng dẫn cơ quan BHXH thu thập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thiết lập hồ sơ kiến nghị khởi tố theo đúng quy định của pháp luật.
+ Phối hợp hướng dẫn cơ quan BHXH rà soát những đơn vị sử dụng lao động đã bị xử phạt vi phạm hành chính về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp mà vẫn không chấp hành, tiếp tục tái diễn hành vi vi phạm; đối với những đơn vị có dấu hiệu tội phạm phải lập hồ sơ xử lý theo quy định.
3. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp cùng BHXH tỉnh chỉ đạo phòng nghiệp vụ, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện cung cấp thông tin về tình hình vi phạm, tội phạm xảy ra trong lĩnh vực bảo hiểm và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xảy ra trên địa  bàn tỉnh Nghệ An để cơ quan BHXH có biện pháp phòng ngừa trong nội bộ ngành.
- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với BHXH tỉnh để kịp thời tiếp nhận, phân loại các tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố về các hành vi được quy định tại Điều 214,215, 216 Bộ luật Hình sự, để có biện pháp xử lý hoặc chuyển cơ quan điều tra xử lý theo luật định;
- Cùng phối hợp trao đổi thông tin đến BHXH tỉnh về kết quả giải quyết các vụ án hình sự được quy định tại các Điều 214,215, 216 Bộ luật Hình sự trong phạm vi trách nhiệm của Viện Kiểm sát;
- Chỉ đạo cơ quan Viện Kiểm sát cấp huyện chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị BHXH cấp huyện kịp thời xử lý các vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm trên địa bàn quản lý.
4. Tòa án nhân dân tỉnh
- Chỉ đạo Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các tội phạm về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp;
- Thông qua phiên tòa xét xử các tội danh về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp mời các cơ quan truyền thông đưa tin góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức của cá nhân, tổ chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp nói chung, quy định của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP nói riêng. Thông qua xét xử các vụ án, kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan khắc phục các sơ hở, thiếu sót trong quản lý dẫn đến phát sinh vi phạm và tội phạm./.

 
N.A