leftcenterrightdel

Lương y Trần Sưởng Lâm tại phòng khám Đỗ Ngọc Thạnh quâ%3ḅn 11 – TP HCM. 

Với phương pháp điều trị cũng rất đa dạng, y học hiện đại dùng các thuốc như kháng viêm, giảm đau, thuốc an thần, giãn cơ; Các phương pháp không dùng thuốc như vật lý trị liệu, nắn chỉnh cột sống. Một số trường hợp phải phẫu thuật. Y học cổ truyền cũng có những phương pháp chữa bệnh hiệu quả như dùng thuốc uống, châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt, bó thuốc. Trong đó, bó thuốc là một phương pháp chữa bệnh đơn giản, hiệu quả, đúc kết từ kinh nghiệm của người xưa, được nhiều người ưa chuộng.

Với mục đích thừa kế những bài thuốc hay, Viê%3ḅn Y học cổ truyền TP HCM, Khoa YHDT Bệnh viện quận 11, TP HCM cũng đã chọn lọc sử dụng bài thuốc của Lương y Trần Coóc Lằm (còn gọi là Trần Sưởng Lâm) để bó cho bệnh nhân bị đau thắt lưng bằng công trình nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá hiệu quả của bài thuốc này với các mục tiêu cụ thể như: Xác định tỷ lệ giảm đau của phương pháp bó thuốc trên từng nguyên nhân của đau thắt lưng, theo dõi các phản ứng phụ của bó thuốc.

Theo ông Hoàng Thanh Hiền – nguyên Trưởng khoa Y học dân tộc Bệnh viện quận 11 nêu rõ trong báo cáo nghiên cứu: Đối với y học hiện đại, điều trị đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây nên, đòi hỏi phải xác định nguyên nhân thì điều trị mới hiệu quả. Hầu hết các trường hợp đau thắt lưng cấp tính có thể khỏi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, có một tỷ lệ nhỏ khoảng 5-10% đau thắt lưng cấp có thể tiến triển thành đau thắt lưng mãn tính. Điều trị nội khoa bằng thuốc giảm đau, thuốc an thần, giãn cơ, tiêm thuốc tại chỗ, vật lý trị liệu và điều trị ngoại khoa được chỉ định trong các trường hợp như: Nguyên nhân gây di lệch cột sống có nguy cơ chèn ép vào tủy, đuôi ngựa (lao, viêm mủ, chấn thương, u… ); Các bệnh gây lún đốt sống, gù vẹo nhiều phải phẫu thuật cố định làm cứng cột sống; Với thoát vị đĩa đệm, phẫu thuật cắt cung sau hoặc lấy nhân nhầy.

Trong y học cổ truyền, Yêu là eo lưng (thắt lưng), vùng lưng giữa phần ngực và mông; Yêu thống là chứng đau vùng thắt lưng. Từ xưa, Trật Đả là một bộ môn của y học cổ truyền bao gồm các phương pháp trị liệu về cơ xương khớp. Ở nước ta, trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh cũng đã đề cập đến phương pháp trị gãy xương. Ở Trung Quốc gọi là “Thương khoa” và đỉnh cao là bộ Y tông kim giám đời nhà Thanh với những lý luận và nguyên tắc trị liệu rất phong phú. Nguyên nhân, thực chứng do cảm nhiễm hàn thấp làm cho kinh mạch bị cản trở, khí huyết không thông, do thấp nhiệt ảnh hưởng đến kinh mạch, do té ngã làm huyết ứ. Hư chứng, do bệnh lâu ngày nên sức khỏe kém, do tuổi già khiến cho thận suy, “Thắt lưng là phủ của thận”, nghĩa là vùng thắt lưng và thận có quan hệ mật thiết với nhau. Khi thận suy thì không nuôi dưỡng được kinh mạch vùng thắt lưng nên gây chứng đau lưng.

Để chữa trị tốt và hiệu quả chứng bệnh này, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm điều trị cho các bệnh nhân bằng phương pháp bó thuốc, mỗi ngày bó 2 lần, mỗi lần 1 giờ (hai lần bó cách nhau trên dưới 4 giờ. Mỗi thang thuốc bó 3 ngày (6 lần). Bó liên tiếp 9 ngày là liệu trình đầu tiên. Bệnh nhân nghỉ 1 tháng rồi trở lại bó tiếp 6 ngày (2 thang) của liệu trình thứ nhì. Đánh giá kết quả nghiên cứu cho bệnh nhân có độ tuổi trung bình từ 20 đến 59 tuổi và cao nhất là 84 tuổi, nhận xét số bệnh nhân đến điều trị phân loại theo y học cổ truyền là hư chứng (thận âm hư và thận dương hư) chiếm đa số. Nhận xét hiệu quả điều trị bó thuốc sau liệu trình 1 là 51,43%, sau liệu trình 2 là 68,57% và không có kết quả kém sau liệu trình 2.

Đối với căn bệnh hư chứng này, hiện nay lượng nữ bệnh nhân đến điều trị nhiều hơn nam gấp 4 lần và bệnh nhân có độ tuổi từ 20 đến 59 chiếm tỷ lệ khá đông, đây là lứa tuổi đang lao động. Với kết quả nêu trên, chứng tỏ phương pháp bó thuốc theo công thức thuốc gia truyền của Lương y Trần Sưởng Lâm có hiệu quả giảm đau rõ rệt và mức độ giảm đau tăng lên theo thời gian, nhất là những bệnh nhân bó đủ 2 liệu trình.

Tóm lại, kết quả điều trị kiểm chứng trên 35 bệnh nhân đau thắt lưng bằng phương pháp bó thuốc được thực hiện tại Bệnh viện quận 11 cho thấy, nguyên nhân đau thắt lưng là hư chứng, đã được điều trị đạt hiệu quả tốt, phản ứng phụ như: dị ứng, nhức đầu, chóng mặt tuy có nhưng tỷ lệ rất ít, chiếm khoảng 2,8%. Để công bố kết quả kiểm chứng rộng rãi, chúng tôi đang tiếp tục thu thập và phân tích thêm ở những công trình nghiên cứu sau, đồng thời, tới đây chúng tôi cùng phối hợp với Lương y Trần Sưởng Lâm thực hiện nhiều đề tài điều trị các căn bệnh khác liên quan đến Trật Đả, giúp phát huy một nghề truyền thống xưa cổ này ngày càng phát triển, mang tính chuyên nghiệp hơn.

Phi Sơn