Chỉ vì muốn in tên hoặc điều mình thích lên lon coca (viết tắt của từ coca-cola) mà nhiều người chấp nhận bỏ tiền hoặc phải xếp hàng, chen lấn để được đến lượt nhưng sau đó lại bỏ đồng nát hoặc vứt sọt rác.

 


Tuy nhiên, cơn sốt đó chỉ diễn ra khoảng một tháng và nay, khi hãng này “thả lỏng”, chẳng truyền thông, chẳng tổ chức người bán, mời chào thì người dùng cũng lập tức quay lưng, thậm chí chê trách là chiêu PR rẻ tiền, đánh lừa họ. Khi đã uống hết phần nước bên trong, đó cũng là lúc người dùng muốn quăng vỏ lon đó đi cho đỡ… “bận nhà”.

Qua trao đổi với PV, một đại diện của cơ sở in Minh Đức, in trên mọi chất liệu tại Khu công nghiệp Phú Minh – Cổ Nhuế - Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho rằng, việc in gì trên lon hoặc chai Coca-Cola không khó nhưng cái quan trọng là người dùng nên tỉnh táo với chiêu bán hàng như vậy của hãng. Trong khi hãng này từng trốn thuế, chuyển giá, sản phẩm được cảnh báo không tốt cho sức khỏe…

“Là nhà in, chúng tôi mong có nhiều khách nhưng việc người tiêu dùng in tên hoặc biệt danh lên Coca-Cola thì không nên làm. Chỉ được vài ngày rồi chán lại vứt bỏ. Nên mua những sản phẩm cốc thủy tinh hoặc cốc sành sứ do trong nước sản xuất, in hình ảnh hoặc tên lên đó, vừa đẹp lại vừa có công dụng sử dụng lâu dài. Lon Coca-Cola mỏng, yếu chỉ mang bán đồng nát tái chế”, anh Thanh Hải, nhân viên kỹ thuật cho biết.

Theo các chuyên gia Maketing, thực chất của việc gắn tên theo ý đồ của người dùng lên sản phẩm Coca-Cola là một chiêu kích thích tiêu dùng. Rõ ràng hãng đồ uống “già đời” đã sử dụng “chiêu dụ khách” rất thông minh nhằm bán chạy hàng, tăng lợi nhuận cho mình.

Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, trong khi sản phẩm đang được khuyến cáo là không tốt cho sức khỏe người dùng mà hãng này lại tung chiêu PR, hấp dẫn người mua như vậy là không tốt đối với người sử dụng.

 

Theo VietQ

.