Đó là Lương y Trần Sưởng Lâm (hay còn gọi Trần Coóc Lằm) đồng thời cũng là người đã có nhiều đóng góp cho ngành Đông y quận 11, TP HCM, được Thành hội Đông y TP HCM trao tặng bằng khen, Viện Y học cổ truyền TP HCM mời về cộng tác từ 2015 đến nay.
Nhận xét về Lương y Trần Sưởng Lâm, bác sĩ Hoàng Thanh Hiền – nguyên Chủ tịch Hội Đông Y quận 11, TP HCM – Chuyên khoa cấp II về khám nội khoa của Bệnh viện quận 11, bác sĩ Hiền cho biết: “Trước hết, tôi xin xác nhận rằng, ông Trần Coóc Lằm có nguồn gốc là một thầy thuốc chuyên trị Trật Đả theo phương pháp gia truyền mấy chục năm nay, do ông chú ruột nuôi nấng từ bé và cho ông học nghề. Khi ông chú mất đi, thì ông Lằm tiếp nối nghề của người chú, cũng là người cha, người thầy của mình truyền lại, rồi làm thầy thuốc chuyên trị về Trật Đả bằng bó thuốc Đông y cho đến nay”.
|
|
Ông Trần Coóc Lằm tại buổi nhận Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Đông y Việt Nam " Đã có thành tích trong công tác thừa kế, bảo tồn và phát triển phương pháp chữa bệnh Thương khoa Đông y”. |
Qua quá trình khám chữa bệnh, nhiều phòng khám chuyên trị Trật Đả trên địa bàn quận 11, thì Hội Đông y quận 11 nhận thấy phòng chữa trị của ông Lằm là đã hành nghề rất lâu tại đây và có đông đảo bệnh nhân đến điều trị đạt kết quả tốt, được nhiều bệnh nhân khen ngợi và tín nhiệm, còn những tai tiếng về phòng khám của ông thì chưa nghe phản ánh. Điều đặc biệt là, bằng phương pháp bó thuốc Đông y gia truyền, ông Lằm đã điều trị dứt hẳn căn bệnh thoái hóa khớp gối, xẹp cột sống và gai lưng cột sống cho rất nhiều người tìm đến ông điều trị… Sau đó, chúng tôi mời ông Lằm về công tác tại Khoa YHCT chuyên ngành Trật Đả của bệnh viện, với tư cách là người thừa kế.
Vào năm 2012, khi tôi còn là Chủ tịch Hội Đông y quận 11, TP HCM, bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị đau thắt lưng bằng phương pháp bó thuốc tại Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện quận 11, do ông Trần Coóc Lằm đảm nhiệm, với các mục tiêu cụ thể trong bản báo cáo công tác nghiên cứu như sau: Xác định tỷ lệ giảm đau của phương pháp bó thuốc trên từng nguyên nhân của đau thắt lưng, theo dõi các phản ứng phụ của bó thuốc. Với kết quả đạt được sau liệu trình 1 là 51,43%, sau liệu trình 2 là 68,57%, không có kết quả kém sau liệu trình 2. Vì vậy, chúng tôi thấy đây là phương pháp khá tốt và có hiệu quả. Đồng thời, tất cả các thuốc dùng để đắp thuốc và xoa bóp của ông Lằm đưa qua điều trị tại TTYHCT chúng tôi đều nắm công thức theo Thông tư số 12 của Bộ Y tế, còn cách pha chế, tăng giảm liều lượng thuốc là do gia truyền.
Trước đây, Hội Đông y TP HCM do bác sĩ Trương Thìn làm Chủ tịch Hội cũng nhìn nhận về tay nghề chữa trị bó thuốc Đông y của ông Lằm là rất tốt, có khuyên ông Lằm đi học khóa đào tạo về chuyên môn để được cấp chứng chỉ hành nghề, sau đó ông Lằm đã đăng ký học và được Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Hội Đông Y và Hội châm cứu TP HCM cấp giấy chứng nhận kết quả học tập tốt cho ông Trần Coóc Lằm - Lương Y Gia truyền – chuyên khoa Trật Đả từ năm 2002. Đáng lý ra, hồi đó, những Lương Y theo học khóa học này thì được cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng sau đó lại có Luật Khám chữa bệnh ra đời, nên hồ sơ đăng ký xin cấp Chứng chỉ hành nghề của ông Lằm bị ách lại vì phải chờ Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế về việc cấp Chứng chỉ hành nghề và xin giấy phép hoạt động.
Tóm lại, ông Lằm là một người có tay nghề, làm tốt, hiệu quả và chúng tôi cũng đánh giá ông là một trong những nhân tố có tố chất tốt của người thầy thuốc, thể hiện kết quả trong công trình nghiên cứu chữa trị đau thắt lưng bằng bó thuốc Đông y đạt kết quả. Sau này, chúng tôi cũng sẽ phối hợp với ông Lằm làm tiếp việc nghiên cứu điều trị về cổ, vai, gối và khớp sao cho đạt kết quả tốt hơn”.
Bác sĩ Hiền cũng nói thêm, chúng tôi cũng đã đọc qua các bài báo, trang điện tử, youtube viết về ông Lằm thì phải kết luận rằng, các bài báo này chưa phản ánh đúng hết nội dung sự việc, bởi vì những thầy thuốc Đông y đa số không qua trường lớp mà nhờ kinh nghiệm tự tìm tòi học hỏi để tìm phương pháp điều trị bệnh theo cách riêng, cũng như theo phương thuốc gia truyền của gia đình mình, được người dân tìm đến điều trị. Chính những người thầy này, lúc trước cũng đã được Sở Y tế cho học về chính trị, về chuyên môn, sau đó có Hội đồng thẩm định, nếu đạt sẽ được công nhận. Sở đã công nhận rất nhiều thầy thuốc về lĩnh vực Đông y
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả điều trị bệnh Trật Đả bằng phương pháp bó thuốc Đông y của ông Lằm, chúng tôi đã gặp và phỏng vấn trực tiếp những bệnh nhân đã và đang được ông Lằm điều trị.
Anh Lê Văn Quá (sinh năm 1973, ngụ tại khu phố 1, thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh An Giang), cùng vợ là chị Trịnh Thị Út, sinh năm 1978, từ nơi xa xôi, cũng lặn lội tìm vào Khoa YHCT cơ sở II - Bệnh viện quận 11 để được thầy Lằm chữa trị. Anh Quá trình bày: “Riêng bản thân tôi bị chứng bệnh gai cột sống cổ và lưng đã nhiều năm nay, còn vợ tôi thì bị thoát vị đĩa đệm lưng khiến việc đi đứng khó khăn, nhiều khi đi không nổi. Vào năm 2011, vợ chồng tôi vào khám bệnh và chụp phim tại 1 Bệnh viện ở quận 5, được bác sĩ cho uống thuốc và khuyên về tập vật lý trị liệu, nhưng khi hết thuốc, cả hai vợ chồng đều cảm thấy đau nhức trở lại. Sau đó cũng tìm đến một phòng khám của một bác sĩ khác tại quận 5 cũng được tư vấn mua thuốc về nhà uống. Suốt hơn hai năm trời, lúc thuốc uống cạn thì cơn đau tái phát. Đến đầu tháng 11/2013 vừa qua, do vợ tôi quá đau nơi sống lưng, đi không nổi, nên vợ chồng tôi dò hỏi nhiều người thân tại TP.HCM và được giới thiệu tới thầy Coóc Lằm chuyên trị bó thuốc Đông y cho các chứng bệnh mà vợ chồng tôi mắc phải. Thật không ngờ, sau 12 ngày chúng tôi được thầy bó thuốc, mỗi ngày 1 giờ, đến nay các triệu chứng đau tê buốt ở đốt sống cổ và lưng của tôi không còn nữa, vợ tôi cũng hết đau và đi đứng lại bình thường. Thật tâm, vợ chồng tôi rất biết ơn thầy Coóc Lằm, người lương y tận tâm trong việc điều trị cho các bệnh nhân”.
Ông Nguyễn Tấn tài, 42 tuổi, một bệnh nhân người Hoa bị tai nạn xe làm nứt xương bả vai chia sẻ trong sổ góp ý: “Tôi bị té xe làm nứt xương đòn vai, được bà con hàng xóm giới thiệu, tôi tìm đến phòng khám YHCT quận 11 tại 124 Tạ Uyên, quận 11 để được thầy Lằm thăm khám và điều trị, ban đầu tôi có nghi ngờ về phương pháp điều trị này, nhưng sau 18 ngày bó thuốc, tôi đã nhận được kết quả hơn cả sự mong đợi, cụ thể là tôi bị vai phải và hiện tôi đang cầm bút viết những dòng cảm ơn người thầy thuốc giỏi, dĩ nhiên bằng tay phải. Tôi xin cảm ơn thầy Lằm cùng các phụ tá đã rất nhiệt tình quan tâm và hỗ trợ tôi cũng như những bệnh nhân nghèo khác trong quá trình điều trị, đã sẵn sàng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho những người ở xa như chúng tôi được lưu trú tại cơ sở trong quá trình điều trị bệnh mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Nay tôi đã có lòng tin đối với thầy Lằm và sẽ sẵn sàng giới thiệu người thân, bạn bè khi có nhu cầu điều trị tại đây”.